Gợi ý thực đơn thực dưỡng cho người mới bắt đầu chi tiết nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải

Thực dưỡng là xu hướng ăn uống lành mạnh đang được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu làm quen chế độ ăn uống đặc biệt này thường không biết xây dựng thực đơn thế nào vừa hợp lý vừa cân bằng dưỡng chất. Bài viết này sẽ gợi ý đến bạn thực đơn thực dưỡng cho người mới bắt đầu chi tiết nhất, mời bạn cùng tham khảo.

Nguyên tắc lên thực đơn thực dưỡng cho người mới bắt đầu

Chế độ ăn thực dưỡng rất khắt khe, bạn phải áp dụng đúng nguyên tắc và tuân thủ nghiêm ngặt mới mang lại hiệu quả cho sức khỏe. Đặc biệt là với những người mới bắt đầu thì việc xây dựng được thực đơn thực dưỡng đúng chuẩn quả không hề đơn giản.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thực đơn thực dưỡng được phân thành 7 bậc chính. Theo đó, bậc càng cao thì chế độ ăn uống càng khắt khe hơn. Người mới làm quen với phương pháp này nên áp dụng xây dựng thực đơn theo tiêu chuẩn bậc đầu tiên. Cụ thể là:

- Gạo lứt: 40 %.

- Rau củ quả, hạt nhiều dầu chế biến không nhiều nước: 30 %.

- Thực phẩm từ động vật chế biến ít nước: 20 %.

- Rau củ quả và trái cây: 10 %.

Gạo lứt chiếm 40% trong thực đơn thực dưỡng ở bậc 1

Gạo lứt chiếm 40% trong thực đơn thực dưỡng ở bậc 1

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao trong chế độ ăn thực dưỡng lại có thực phẩm từ động vật. Câu trả lời là với những người mới bắt đầu tập ăn thì có thể cho thực phẩm từ động vật vào bữa ăn để làm quen dần bạn nhé.

Song song đó, bạn nên tiết chế và giảm dần lượng thức ăn từ động vật theo từng ngày. Sau một khoảng thời gian đã quen dần thì bạn có thể nâng chế độ ăn thực dưỡng lên bậc cao hơn. Điều đó có nghĩa là thực phẩm từ động vật trong bữa ăn của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.

Xây dựng thực đơn thực dưỡng theo giai đoạn

Thời gian đầu làm quen với chế độ ăn thực dưỡng, bạn có thể xây dựng thực đơn theo 3 giai đoạn chuyển tiếp hợp lý sau:

- Giai đoạn 1: 

Bắt buộc phải chuyển từ cơm trắng sang cơm gạo lứt. Mọi ngũ cốc khác cũng đều phải lứt như bánh mì lứt, bún lứt, spagetti lứt… Song song đó, bạn vẫn kết hợp với chế độ ăn uống bình thường.

- Giai đoạn 2:

Hạn chế dần thịt đỏ trong bữa ăn của bạn. Đồng thời chuyển dần sang ăn cá và các loại thịt trắng.

- Giai đoạn 3:

Tiếp tục chuyển dần từ cá lớn sang cá con, tép con…

Chuyển dần từ cá lớn sang cá con, tép con

Chuyển dần từ cá lớn sang cá con, tép con

Gợi ý thực đơn thực dưỡng cho người mới bắt đầu chi tiết nhất

Gợi ý thực đơn tuần 1

Sau đây là gợi ý thực đơn thực dưỡng tuần đầu tiên giúp bạn làm quen dần với chế độ ăn lành mạnh này.

 

Bữa sáng
(Breakfast)

Bữa trưa
(Lunch)

Bữa tối
(Dinner)

Thứ 2
(Monday)

Phở gạo lứt

- Cơm gạo lứt.

- Canh khoai mỡ chay.

- Đậu bắp luộc và tương Tamari.

- Cơm gạo lứt.

- Bông bí xào với tương Tamari.

Thứ 3
(Tuesday)

Bún lứt

- Cơm gạo lứt.

- Tép rang.

- Cải ngồng luộc và tương Tamari.

- Cơm gạo lứt.

- Bắp cải luộc và tương Tamari.

Thứ 4
(Wednesday)

Bánh mì lứt

- Cơm gạo lứt.

- Canh bí đỏ chay.

- Khổ qua xào.

- Cơm gạo lứt.

- Dưa leo với tương Tamari.

Thứ 5
(Thursday)

Cơm gạo lứt và dưa cải chua

- Cơm gạo lứt.
- Cá lòng tong kho khô.
- Rau lang luộc xanh.

- Cơm gạo lứt muối mè.
- Rau muống xào tỏi thơm.

Thứ 6
(Friday)

Xôi lứt

- Cơm gạo lứt.
- Canh đu đủ chay.
- Cà tím áp chảo sốt Miso.

- Cơm gạo lứt. 
- Đậu phụ rán.
- Dưa leo và tương Tamari.

Thứ 7
(Saturday)

Nui lứt sốt bông cải

- Cơm gạo lứt.
- Canh chùm ngây nấm rơm.
- Dưa cải chua.

- Cơm gạo lứt.
- Su xào với tương Tamari.

Chủ nhật
(Sunday)

Cơm gạo lứt muối mè

- Cơm gạo lứt.
- Canh khổ qua với rong biển.
- Đậu que xào.

- Cơm gạo lứt.
- Canh bầu nấu tép con.

Gợi ý thực đơn tuần 2

Thực đơn tuần 2 sẽ thanh đạm và khắt khe hơn chút, mời bạn cùng tham khảo.

 

Bữa sáng
(Breakfast)

Bữa trưa
(Lunch)

Bữa tối
(Dinner)

Thứ 2
(Monday)

Bún lứt xào rau củ.

- Cơm gạo lứt. 
- Súp miso bí đỏ.
- Cà rốt với bông cải xào.

- Cơm gạo lứt muối mè.
- Bắp cải luộc và tương Tamari.

Thứ 3
(Tuesday)

Cơm gạo lứt muối mè.

- Cơm gạo lứt.
- Cá chép kho nghệ.
- Cải bó xôi luộc chín.

- Cơm gạo lứt.
- Khổ qua xào trứng. 

Thứ 4
(Wednesday)

Hủ tiếu lứt nấu với nấm tươi.

- Cơm gạo lứt.
- Canh rong biển.
- Mít kho chay.

- Cơm gạo lứt muối mè.

- Đậu bắp luộc với tương Tamari.

Thứ 5
(Thursday)

Bánh mì lứt.

- Cơm gạo lứt.
- Canh mồng tơi.
- Ngưu bàng xào cà rốt.

Canh nui lứt rau củ.

Thứ 6
(Friday)

Cơm gạo lứt muối mè.

- Cơm gạo lứt.
- Súp miso đậu phụ.
- Bông cải hấp với tương Tamari.

- Cơm gạo lứt.
- Bông bí xào với tương Tamari.

Thứ 7
(Saturday)

Bánh cuốn lứt.

- Cơm gạo lứt.
- Tép kho tiêu.
- Cải thìa hấp chín.

- Cơm gạo lứt muối mè.

- Bí hấp, khoai tây hấp và tương Tamari.

Chủ nhật
(Sunday)

Bột ngũ cốc lứt.

- Cơm gạo lứt.
- Canh bồ ngót nấu mướp.
- Đậu đũa xào.

- Cơm gạo lứt.

- Cà rốt và bông cải xào.

 

Nutri Fucoidan chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Nutri Fucoidan chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe

Nếu bạn không có thời gian chuẩn bị bữa ăn theo thực đơn trên hoặc không thể tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn thực dưỡng khắt khe, có thể thay thế bằng Nutri Fucoidan. Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như gạo lứt huyết rồng, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan, hạt kê, hạt mè, hạt sen, Fucoidan, Beta glucan… Nutri Fucoidan hiện được phân phối chính hãng bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm THT Pharma, liên hệ hotline 0866.205.833 để được tư vấn cụ thể hơn.

 

Trên đây là gợi ý thực đơn thực dưỡng cho người mới bắt đầu trong 2 tuần đầu rất chi tiết. Chúc bạn sớm làm quen và thích nghi được với chế độ dinh dưỡng lành mạnh này. 

Bài viết liên quan

scrolltop