Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải
Ung thư vú ở nam giới là căn bệnh thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Vậy căn bệnh này có khác ung thư vú ở nữ giới không? Dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Ung thư vú ở nam là căn bệnh chỉ chiếm 1%
Ung thư vú ở nam giới được biết tới là bệnh lý ác tính, các tế bào ung thư được hình thành từ trong mô tuyến vú và phát triển lan rộng ra toàn bộ vú. Sau đó nó sẽ di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Ung thư vú là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ, tuy nhiên chúng có thể xảy ra ngay cả ở nam giới. Đồng nghĩa dù có số lượng tối thiểu song nam giới vẫn có mô vú và có khả năng tiến triển thành khối u ác tính. Ung thư vú ở nam giới (MBC) hiếm khi xảy ra, chiếm 1% trong số tất cả các bệnh ung thư vú.
Theo số liệu Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, mỗi năm có khoảng 2.800 trường hợp nam giới mắc ung thư vú. Tiên lượng sống còn và điều trị giữa nam và nữ không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên nam giới mắc ung thư vú thường được chẩn đoán muộn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng điều trị kém khả quan.
Loại ung thư vú phổ biến nhất ở nam giới là ung thư biểu mô ống xâm lấn, chiếm khoảng 90% tổng số ung thư vú ở nam giới. Các loại khác có liên quan là u tủy, u nhú và tiểu thùy. Ung thư biểu mô ống tại chỗ thường không phát hiện được nên dẫn đến chẩn đoán chậm trễ và tiên lượng sống kém.
Sau khi thực hiện sinh thiết để tìm ra loại ung thư vú cụ thể, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ cho biết liệu ung thư đã lan sang các mô xung quanh hay chưa. Tên của loại ung thư vú sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ của ung thư.
Các loại ung thư vú phổ biến hiện nay
Hiện nay ung thư vú ở nam được chia thành các loại chính bao gồm:
Ung thư biểu mô ống dẫn tại chỗ còn được gọi là ung thư biểu mô nội ống. Loại này được gọi là ung thư vú không xâm lấn hoặc tiền xâm lấn.
Trong ung thư biểu mô ống tại chỗ (còn được gọi là ung thư biểu mô nội ống), các tế bào lót các ống đã thay đổi để trông giống như các tế bào ung thư. Sự khác biệt giữa ung thư biểu mô ống tại chỗ và ung thư xâm lấn là các tế bào chưa xâm lấn qua các hàng rào của ống dẫn vào mô xung quanh của vú, hoặc lan ra bên ngoài vú.
Ung thư biểu mô ống tại chỗ được gọi là tiền ung thư vì một số trường hợp có thể trở thành ung thư xâm lấn. Tuy nhiên, hiện nay không có cách nào để biết chắc chắn trường hợp nào sẽ trở thành ung thư xâm lấn và trường hợp nào thì không. Ung thư biểu mô ống tại chỗ chiếm khoảng 1/10 trường hợp ung thư vú ở nam giới và thường được điều trị bằng phẫu thuật.
Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ cũng có thể được gọi là ung thư biểu mô tiểu thùy và rất hiếm gặp ở nam giới. Ở loại này, các tế bào trông giống như tế bào ung thư đang phát triển trong các tiểu thùy của các tuyến sản xuất sữa ở vú nhưng không phát triển qua thành của các tiểu thùy.
Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ không phải là bệnh ung thư tiền xâm lấn thực sự vì không chuyển thành ung thư xâm lấn nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư xâm lấn ở cả hai vú.
Ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn là loại ung thư vú phổ biến nhất. Bắt đầu trong ống dẫn sữa của vú, phá vỡ thành ống và phát triển thành mô mỡ của vú. Khi đã xuyên qua thành ống dẫn, có khả năng lây lan (di căn) sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua hệ thống bạch huyết và máu.
Có ít nhất 8 trong số 10 bệnh ung thư vú ở nam giới là ung thư biểu mô ống dẫn sữa xâm lấn (đơn độc hoặc hỗn hợp với các loại ung thư vú xâm lấn hoặc tại chỗ khác). Bởi vì vú của nam giới nhỏ hơn nhiều so với vú của phụ nữ, nên tất cả các bệnh ung thư vú của nam giới đều bắt đầu tương đối gần với núm vú và có nhiều khả năng lây lan sang núm vú.
Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn bắt đầu trong các tuyến sản xuất sữa (tiểu thùy), sau đó có thể lây lan sang các bộ phận khác của vú và cơ thể. Loại ung thư vú này rất hiếm gặp ở nam giới, chỉ chiếm khoảng 2% các ca ung thư vú ở nam giới. Điều này là do nam giới thường không có nhiều mô vú (tuyến) như ở phụ nữ.
Loại ung thư vú này bắt đầu trong các ống và lan đến núm vú. Cũng có thể lan đến quầng vú (vòng tròn sẫm màu xung quanh núm vú). Da của núm vú thường xuất hiện vảy và có màu đỏ, với những vùng ngứa, rỉ dịch, bỏng rát hoặc chảy máu. Hoặc cũng có thể biểu hiện bằng một khối u bên trong vú.
Bệnh Paget có thể liên quan đến ung thư biểu mô ống dẫn tại chỗ hoặc với ung thư biểu mô ống thâm nhiễm. Bệnh hiếm gặp và chiếm khoảng 1-3% các trường hợp ung thư vú ở nữ giới và 5% ở nam giới.
Ung thư vú dạng viêm là loại ung thư vú nguy hiểm và hiếm gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới. Ung thư này sẽ làm cho vú sưng, đỏ, ấm và mềm hơn thay vì hình thành một khối u nên dễ bị nhầm với nhiễm trùng vú.
Có một số loại ung thư vú đặc biệt là loại phụ của ung thư biểu mô xâm lấn. Ít phổ biến hơn nhiều so với các loại ung thư vú ở trên. Trong số này có thể có tiên lượng tốt hơn hoặc xấu hơn so với ung thư biểu mô ống xâm nhập tiêu chuẩn. Các loại ung thư biểu mô vú xâm lấn phụ này vẫn được điều trị giống như ung thư biểu mô thâm nhiễm tiêu chuẩn.
Chúng bao gồm:
Dấu hiệu nam giới bị ung thư vú
Các triệu chứng ung thư vú ở nam giới cần theo dõi bao gồm:
Bác sĩ Lê Thị Hải cho rằng những thay đổi này không phải lúc nào cũng do ung thư gây ra, nhưng nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào ở vú, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đôi khi dấu hiệu ung thư vú ở nam trong giai đoạn sớm có thể không bộc lộ. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc chủ động tầm soát ung thư vú rất quan trọng để tìm ra bệnh trước khi nó bộc lộ triệu chứng.
Nguyên nhân gây ung thư vú ở nam
Đến nay, nguyên nhân của hầu hết các bệnh ung thư vú ở nam giới vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ nhất định sau đây có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư vú ở nam giới.
Các tế bào vú bình thường phát triển và phân chia để đáp ứng với các kích thích nội tiết nữ như estrogen. Càng nhiều tế bào phân chia, càng có nhiều cơ hội mắc sai lầm khi sao chép ADN. Những thay đổi ADN này cuối cùng có thể dẫn đến ung thư.
Do đó, các yếu tố làm mất cân bằng nồng độ nội tiết tố nữ và nam trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu đang đạt được tiến bộ lớn trong việc tìm hiểu cách thức những thay đổi nhất định trong ADN có thể khiến các tế bào bình thường trở thành ung thư. ADN là chất hóa học trong tế bào tạo nên gen của mỗi người và hướng dẫn cho cách thức hoạt động của tế bào. Con cái thường giống bố mẹ của mình vì họ là nguồn ADN của thế hệ sau và ADN ảnh hưởng nhiều hơn đến vẻ ngoài của mỗi người.
Một số gen giúp hướng dẫn kiểm soát thời điểm tế bào của mỗi người phát triển, phân chia và chết đi. Một số gen nhất định giúp tăng tốc độ phân chia tế bào được gọi là gen sinh ung thư. Những gen khác làm chậm quá trình phân chia tế bào hoặc khiến tế bào chết vào thời điểm thích hợp được gọi là gen ức chế khối u. Ung thư có thể do đột biến ADN làm “bật” gen sinh ung thư hoặc “tắt” gen ức chế khối u.
Có 2 loại đột biến ADN gây ung thư vú ở nam giới bao gồm:
Đột biến gen mắc phải
Hầu hết các đột biến ADN liên quan đến bệnh ung thư vú ở nam giới xảy ra trong suốt cuộc đời thay vì được di truyền từ cha mẹ trước khi sinh. Nguyên nhân gây ra hầu hết các đột biến này đến nay vẫn chưa được biết rõ.
Tuy nhiên, bức xạ đến vùng vú là một yếu tố gây ung thư vú trong một số ít trường hợp. Một số đột biến mắc phải của gen sinh ung thư và/hoặc gen ức chế khối u cũng có thể là kết quả của các hóa chất gây ung thư trong môi trường hoặc trong chế độ ăn uống. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này.
Đột biến gen di truyền
Một số thay đổi ADN di truyền có thể là nguy cơ cao phát triển một số bệnh ung thư và là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư ở một số gia đình.
Một số bệnh ung thư vú có liên quan đến đột biến di truyền của gen ức chế khối u BRCA1 hoặc BRCA2. Thông thường, các gen này tạo ra các protein giúp tế bào nhận ra và/hoặc sửa chữa các tổn thương ADN và ngăn chúng phát triển bất thường. Nhưng nếu một người đã thừa hưởng một gen đột biến từ cha hoặc mẹ, khả năng phát triển ung thư vú sẽ cao hơn.
Nam giới có đột biến di truyền ở gen BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn và có thể mắc một số bệnh ung thư khác như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Ngoài ra còn có các hội chứng ung thư di truyền khác có thể liên quan đến ung thư vú ở nam giới.
Tất cả nam giới đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú nên làm xét nghiệm di truyền vì họ có thể có nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú
Khai thác bệnh sử của cá nhân và gia đình để tìm ra nguyên nhân có thể gây ra bất kỳ triệu chứng nào và liệu một người có nguy cơ mắc ung thư vú hay không.
Bên cạnh đó kiểm tra mô vú bằng cách khám vú và nách để tìm các hạch và khối u, đồng thời kiểm tra sức khỏe tổng thể.
Các chẩn đoán thường được thực hiện trong chẩn đoán ung thư vú bao gồm:
Chụp X-quang vú cho phép các bác sĩ xác định những thay đổi trong mô vú. Kết quả X-quang có thể gợi ý, người bệnh có cần phải thực hiện sinh thiết để biết khu vực bất thường có phải là ung thư hay không.
Siêu âm vú thường được thực hiện nhằm khảo sát những thay đổi ở vú được phát hiện trong quá trình chụp X-quang tuyến vú hoặc khám sức khỏe. Chẩn đoán này có thể phân biệt được sự khác biệt giữa u nang chứa đầy chất lỏng (không có khả năng là ung thư) và khối rắn (có thể cần xét nghiệm thêm để chắc chắn rằng chúng có phải là ung thư hay không).
Ở những người có khối u ở vú, siêu âm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra có hạch bạch huyết ở vùng nách hay không. Nếu có, siêu âm có thể được sử dụng để hướng dẫn kim lấy mẫu (sinh thiết), giúp tìm tế bào ung thư ở đó và trong mô vú.
Sinh thiết vú thường được chỉ định khi các chẩn đoán trước đó gợi ý có thể có ung thư vú. Có nhiều loại sinh thiết vú khác nhau, việc sử dụng loại sinh thiết nào sẽ tùy thuộc vào tình huống cụ thể của mỗi người bệnh.
Sinh thiết phẫu thuật ít khi cần phải sử dụng trong chẩn đoán ung thư vú. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ toàn bộ khối hoặc khu vực bất thường, cũng như phần rìa xung quanh của mô vú bình thường để sinh thiết mô, tìm dấu hiệu của ung thư.
Có 2 loại Sinh thiết phẫu thuật (mở):
Có thể sinh thiết các hạch bạch huyết ở nách để kiểm tra xem có hiện tượng lây lan ung thư hay không. Xét nghiệm này có thể được thực hiện cùng lúc với sinh thiết khối u vú hoặc trong khi phẫu thuật cắt bỏ khối u vú. Sinh thiết hạch bạch huyết có thể thực hiện bằng sinh thiết kim, hoặc sinh thiết hạch cửa và/hoặc bóc tách hạch bạch huyết ở nách.
Điều trị ung thư vú nam giới
Điều trị ung thư vú ở nam giới cũng giống như ở nữ giới, bao gồm cắt bỏ, sau đó là liệu pháp nội tiết bổ trợ, hóa trị hoặc xạ trị.
Đối với ung thư vú xâm lấn giai đoạn sớm, khuyến nghị phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị đầu tiên. Để đảm bảo rằng toàn bộ khối u được loại bỏ, phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ một vùng nhỏ mô bình thường xung quanh khối u. Mặc dù mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ tất cả các khối ung thư có thể nhìn thấy được, nhưng các tế bào cực nhỏ có thể vẫn còn sót lại sau khi phẫu thuật ở vú hoặc ở những nơi khác. Trong một số tình huống người bệnh có thể cần thực hiện một cuộc phẫu thuật khác để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
Đối với ung thư kích thước lớn hoặc ung thư phát triển nhanh, có thể điều trị toàn thân bằng hóa trị hoặc nội tiết tố trước khi phẫu thuật. Đây được gọi là liệu pháp bổ trợ trước hoặc điều trị trước phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật, các liệu pháp bổ trợ có thể được thực hiện để giảm nguy cơ tái phát và loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại trong vú hoặc các nơi khác trong cơ thể. Các liệu pháp bổ trợ có thể bao gồm: xạ trị, hóa trị liệu, điều trị đích, nội tiết.
Các liệu pháp bổ trợ có cần thiết hay không phụ thuộc vào khả năng tế bào ung thư vẫn còn trong cơ thể hoặc ở vú và mức độ hiệu quả của một phương pháp điều trị cụ thể để điều trị ung thư. Việc lựa chọn liệu pháp bổ trợ phụ thuộc vào giai đoạn, đặc điểm của bệnh ung thư, sức khỏe và sở thích của bệnh nhân. Mặc dù liệu pháp bổ trợ làm giảm nguy cơ tái phát, nhưng vẫn sẽ có một số nguy cơ tái phát nhất định.
Theo bác sĩ Khiêm, ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh các thực phẩm độc hại như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn, kiểm soát căng thẳng stress, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc bức xạ; tập thể dục hàng ngày… là tiền đề giúp bảo vệ mỗi người khỏi ung thư vú và các bệnh lý nói chung.
Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất một lần hoặc 2 lần ở người có yếu tố nguy cơ; tầm soát ung thư vú ít nhất một lần sẽ giúp phòng ngừa hoặc phát hiện sớm ung thư vú để điều trị kịp thời, tăng tỷ lệ sống thêm sau 5 năm.
Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh ung thư vú ở nam giới. Mặc dù căn bệnh này chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra, vì vậy bạn không được chủ quan. Cần thường xuyên tầm soát ung thư để phát hiện kịp thời bệnh và có phương án khắc phục.
Thực dưỡng Nutri Fucoidan
Để nâng cao sức khỏe và đề kháng, việc ăn uống và chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để có thể có đủ sức khỏe chống chọi lại căn bệnh quái ác này. Trải qua thời gian dài nghiên cứu, thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan ra đời nhằm hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú có thể cải thiện sức khỏe tối đa. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo của nhiều thành phần chính Fucoidan, Beta Glucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại ngũ cốc giúp tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh. Với cơ chế tác động giảm tác hại xấu của quá trình hóa xạ trị, hỗ trợ hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật và hạn chế tối đa quá trình oxy hóa trong cơ thể.
Ngoài ra nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng Nutri Fucoidan còn có tác dụng tăng cường sức mạnh cho các tế bào bạch cầu, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào lạ, các gốc tự do độc hại trong cơ thể mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Sản phẩm này không chỉ thích hợp với những bệnh nhân ung thư mà còn rất phù hợp với những người khỏe mạnh để nâng cao sức khỏe.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình ngay hôm nay bằng cách sử dụng Fucoidan Care đúng cách và hiệu quả bạn nhé! Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.