Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải

Ung thư thực quản là bệnh lý ung thư dẫn tới tử vong phổ biến thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 9 tại Việt Nam. Căn bệnh này có khả năng điều trị dứt điểm rất thấp vì bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây ngay nhé.

Căn bệnh ung thư thực quản là gì?

 

Căn bệnh ung thư thực quản đang có xu hướng gia tăng

Căn bệnh ung thư thực quản đang có xu hướng gia tăng

Thực quản là một thành phần thuộc ống tiêu hóa hay còn được gọi là đường tiêu hóa, đường ruột. Hệ tiêu hóa thường bao gồm: miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Hệ tiêu hóa có vai trò tiếp nhận, vận chuyển và phân hủy thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Thực quản có cấu trúc hình ống và dài khoảng 25cm, rộng khoảng 2.5cm. Khi nuốt thức ăn từ miệng, nhờ vào sự co bóp của ống tiêu hóa, đồng thời với tác động của trọng lực, thức ăn sẽ di chuyển qua thực quản và tới dạ dày. Thực quản nằm phía sau khí quản (đường thở) và phía trước của cột sống. Thực quản thường được chia làm 3 đoạn gồm: trên, giữa, dưới.

Căn bệnh ung thư thực quản xuất hiện khi các tế bào thực quản phát triển một cách bất thường mà cơ thể không kiểm soát được. Căn bệnh này thường bao gồm 2 dạng chính:

  • Ung thư biểu mô tế bào gai hay còn được gọi là ung thư tế bào vảy: Thường gặp ở vị trí trên và giữa của thực quản, phổ biến ở người châu Á và Đông Âu.
  • Ung thư biểu mô tế bào tuyến: Thường gặp ở vị trí đoạn dưới của thực quản, nhưng cũng có một số trường hợp gặp ở thực quản đoạn giữa. Dạng biểu mô tế bào tuyến thường gặp phổ biến ở người Bắc Mỹ và Tây Âu.

Các dạng ung thư thực quản ít gặp hơn bao gồm: Sarcoma, lymphoma, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, melanoma… Bên cạnh đó, cũng có thể một số trường hợp mắc ung thư thực quản từ cơ quan khác di căn tới, chiếm khoảng 3% số ca ung thư thực quản đã được ghi nhận. Các ung thư có thể di căn tới thực quản bao gồm ung thư hắc tố da, ung thư vú, ung thư vùng đầu cổ, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư xương….

Nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản

Nguyên nhân của bệnh ung thư thực quản

Nguyên nhân của bệnh ung thư thực quản

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có yếu tố nào xác định rõ ràng được nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư thực quản. Dưới đây là một số yếu tố dẫn tới nguy cơ cao mắc ung thư thực quản:

Thường xuyên uống rượu, bia

Đây là yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Người có thói quen sử dụng các loại đồ uống có cồn, đặc biệt là các loại rượu mạnh trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố chung về mối liên quan giữa việc uống rượu và nguy cơ gây ung thư với mục đích cảnh báo những hệ quả từ việc sử dụng rượu bia trong thời gian dài.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng là nguy cơ cao dẫn tới căn bệnh ung thư thực quản hàng đầu, gồm hút thuốc lá chủ động (người trực tiếp hút thuốc lá) và bị động (người tiếp xúc với khói thuốc lá). Bên cạnh bệnh ung thư thực quản, hút thuốc lá còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư như ung thư vùng đầu cổ, ung thư bàng quang, ung thư phổi….

Chế độ ăn uống không hợp lý

  • Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều Nitrosamine như dưa muối, cà muối, các loại thực phẩm đóng hộp… hoặc một số loại nấm sản sinh độc tố như Aflatoxin.
  • Sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao trên 60 độ C có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gai thực quản bởi nhiệt độ cao có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Thói quen nhai trầu, cau ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh cao do nguyên nhân này.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, vitamin từ các loại rau, trái cây.

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản và bệnh Barrett thực quản

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào thực quản cao hơn so với người bình thường. Đồng thời, nếu tình trạng trào ngược acid dạ dày vào thực quản kéo dài, niêm mạc thực quản có thể sẽ bị tổn thương và các tế bào niêm mạc thực quản có thể thay đổi tính chất cấu trúc,m dẫn tới bệnh Barrett thực quản. Những người mắc bệnh này cũng có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản (gấp 30 lần so với người bình thường).

Béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì có thể là yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào tuyến thực quản. Điều này được lý giải rằng do người béo phì thường có khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cao hơn.

Nhiễm virus u nhú gai ở người (HPV)

HPV là một loại virus có thể gây ra những thay đổi mô ở thanh quản, hốc miệng, bộ phận sinh dục. Cơ chế của HPV dẫn tới căn bệnh ung thư thực quản vẫn chưa được tìm hiểu rõ, tuy nhiên có giả thiết cho rằng liên quan tới căn bệnh Barrett thực quản.

Tiền căn cắt dạ dày

Bệnh nhân đã cắt một phần dạ dày có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn so với những người bình thường.

Các bệnh lý thực quản khác

Một số bệnh lý khác như Achalasia (co thắt tâm vị) cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 16 lần so với người bình thường hoặc người bị bỏng thực quản do hóa chất (như nước giặt quần áo) cũng có thể mắc ung thư thực quản sau nhiều năm.

Yếu tố di truyền

Căn bệnh Barrett thực quản gia đình, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi, Tylosis (một số bệnh lý di truyền hiếm gặp gây tình trạng dày sừng da lòng bàn tay, bàn chân)... cũng có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản

Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản

Triệu chứng của bệnh ung thư thực quản

Căn bệnh ung thư thực quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng nên phần lớn bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, với những dấu hiệu ung thư thực quản có thể bao gồm:

Nuốt nghẹn, khó nuốt

Triệu chứng thường gặp nhất, xuất hiện ở khoảng 95% trường hợp ung thư thực quản chính là cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt. Người bệnh thường gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, có cảm giác vướng ở thực quản. Ban đầu, người bệnh có thể bị nghẹn bởi các loại thức ăn dạng đặc như thịt, cá nhưng lâu dần sẽ có cảm giác nghẹn xảy ra ngay cả khi người bệnh sử dụng thức ăn dạng lỏng như canh, súp, cháo, thậm chí có thể không uống được nước hoặc sữa.

Sụt cân

Xuất hiện trong 40 - 50% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư thực quản. Sụt cân thường đi kèm với cảm giác khó nuốt, tình trạng có thể được cải thiện nếu giải quyết được vấn đề ăn uống và dinh dưỡng của người bệnh.

Đau nhức vùng ngực sau xương ức khi nuốt

Triệu chứng này có thể xuất hiện ở khoảng 20% trường hợp mắc ung thư thực quản, xảy ra khi người bệnh ăn các loại thức ăn dạng đặc, thậm chí uống nước.

Nôn

Người bệnh thường sẽ có biểu hiện nôn khi có tình trạng nuốt nghẹn rõ rệt. Nôn có thể xảy ra trong các bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn. Chất nôn chính là thức ăn vừa mới ăn vào không có lẫn dịch vị, có thể còn lẫn một ít máu.

Tăng tiết nước bọt

Do cảm giác nuốt nghẹn, nước bọt không thể theo thức ăn xuống dạ dày được nên bệnh nhân sẽ có cảm giác có nhiều nước bọt trong họng, phải nhổ nước bọt thường xuyên hơn.

Tiên lượng sống của bệnh ung thư thực quản

Tiên lượng sống của bệnh ung thư thực quản

Tiên lượng sống của bệnh ung thư thực quản

Căn bệnh ung thư thực quản có tiên lượng khá xấu do căn bệnh tiến triển nhanh và gặp khó khăn trong quá trình điều trị vì người bệnh thường tới khám và phát hiện bệnh khi tình trạng ung thư đã lan rộng. Mặc dù vậy, nếu phát hiện ung thư thực quản ở giai đoạn sớm, người bệnh vẫn có thể chữa khỏi bệnh được.

Giai đoạn ung thư chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới tiên lượng sống của căn bệnh ung thư thực quản. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, người mắc ung thư thực quản sẽ có tiên lượng sống sau 5 năm cụ thể như sau:

  • Ung thư còn giới hạn trong niêm mạc có tiên lượng sống sau 5 năm: 80%
  • Ung thư lan đến lớp dưới niêm mạc có tiên lượng sống sau 5 năm: <50%
  • Ung thư lan đến lớp cơ niêm có tiên lượng sống sau 5 năm <20%
  • Ung thư di căn xa đến các cơ quan khác có tiên lượng sống sau 5 năm <3%.

Chẩn đoán căn bệnh ung thư thực quản

Phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản

Phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản

Có khoảng 50% người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư thực quản ở giai đoạn muộn. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, đồng thời còn gây ảnh hưởng tới tiên lượng sống của người bệnh. Vì vậy, cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc đi khám bệnh sớm khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Điều này giúp chẩn đoán ra bệnh khi còn ở giai đoạn sớm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh.

Các phương pháp cận lâm sàng có thể được thực hiện trong quá trình chẩn đoán căn bệnh ung thư thực quản bao gồm:

Nội soi thực quản

Nội soi tiêu hóa trên bao gồm thực quản, dạ dày, tá tràng, thường được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu nuốt khó, nuốt đau hoặc khi phát hiện ra những tổn thương nghi ngờ di căn mà chưa thể xác định được rõ nguồn gốc ung thư bằng các xét nghiệm khác như CT-scan, MRI… 

Nội soi thực quản giúp xác định vị trí khối u, mức độ hẹp lòng thực quản, tình trạng loét hoặc sùi trên bề mặt khối u. Đồng thời, trong quá trình nội soi thực quản, bác sĩ cũng có thể sinh thiết các tổn thương hoặc khối u nghi ngờ ác tính, từ đó có thể chẩn đoán và xác định được bản chất tổn thương bằng kết quả giải phẫu bệnh.

Nội soi thực quản có thể kết hợp cùng với siêu âm đầu dò nội soi. Đây là phương tiện có độ chính xác cao để đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u thực quản. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể kết hợp nội soi thực quản với sinh thiết bằng kim nhỏ để sinh thiết các tổn thương hoặc hạch cạnh thực quản.

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan)

Đây là phương pháp thường được sử dụng phổ biến tại nước ta với mục đích đánh giá giai đoạn ung thư thực quản, nhờ khả năng phát hiện các tổn thương di căn hạch hoặc di căn xa tới các cơ quan khác. Mặc dù vậy, phương pháp này lại có sự hạn chế trong việc đánh giá mức độ xâm lấn tại chỗ của khối u thực quản.

Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các xét nghiệm khác như chụp MRI não (nghi ngờ di căn não), xạ hình xương (nghi ngờ di căn xương), PET/CT, nội soi ổ bụng, nội soi lồng ngực…

Phương pháp điều trị ung thư thực quản

Phương pháp điều trị ung thư thực quản

Phương pháp điều trị ung thư thực quản

Ung thư thực quản là căn bệnh có thể điều trị được nhưng hiệu quả không cao do người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã lan rộng. 

Một số phương pháp chính trong quá trình điều trị ung thư thực quản thường được chỉ định như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch, có thể kết hợp đa mô thức phụ thuộc vào từng người bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp khác nhau. Nhờ hệ thống nội soi thế hệ mới sẽ phát hiện ra u rất nhỏ, giới hạn ở niêm mạc của thực quản sẽ được cắt u tại chỗ thông qua nội soi bằng phương pháp cắt niêm hoặc dưới niêm.

Đối với ung thư thực quản giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận thực quản. Cắt thực quản kèm nạo vét hạch sẽ giúp tiên lượng sống của bệnh nhân trở nên tốt hơn.

Hóa trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch

Thuốc hóa trị thường được sử dụng trước hoặc sau quá trình phẫu thuật đối với những người bị ung thư thực quản. Hóa trị cũng có thể được kết hợp cùng với phương pháp xạ trị. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn muộn, hóa trị có thể được sử dụng đơn thuần để làm giảm các triệu chứng gây ra bởi căn bệnh ung thư. Với những bệnh nhân ở giai đoạn này, có thể sử dụng thuốc điều trị đích hoặc điều trị miễn dịch để giúp mang lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp được sử dụng kết hợp với hóa trị ở những người bị ung thư thực quản mà không thể phẫu thuật được. Xạ trị cũng được sử dụng để làm giảm các biến chứng của căn bệnh ung thư thực quản tiến triển.

Phòng ngừa căn bệnh ung thư thực quản

Căn bệnh ung thư thực quản đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì vậy mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng một số các biện pháp như:

  • Ăn uống điều độ, khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm lên men, muối chua, các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
  • Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia
  • Tiêm vacxin phòng HPV

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Bên cạnh đó, công ty Cổ phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Sản phẩm này được làm từ các loại ngũ cốc, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, Fucoidan cùng Beta-glucan có tác dụng:

  • Kích hoạt lại chu trình tự chết của các tế bào ung thư khiến cho chúng sinh ra và chết đi như những tế bào bình thường trong cơ thể. Như vậy khối ung thư sẽ không thể phát triển lớn hơn.
  • Bao vây, triệt tiêu các nguồn dinh dưỡng nuôi các khối u: Khi Fucoidan vào cơ thể, chúng sẽ tạo thành một màng bọc lấy tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu mới xung quanh tế bào này. Nhờ vậy mà nó có tác dụng tiêu diệt được nguồn năng lượng đi nuôi dưỡng các tế bào ung thư, giảm kích thước của các khối u và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ của phương pháp hóa, xạ trị. Từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng bạch cầu và hỗ trợ quá trình đại thực bào.

Với các cơ chế chống lại tế bào ung thư, Nutri Fucoidan có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tại mọi giai đoạn. Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.

Trên đây là một số chia sẻ của Nutri Fucoidan về căn bệnh ung thư thực quản. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
 

Bài viết liên quan

scrolltop