Ung thư đại tràng và những điều bạn cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải

Ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trên toàn thế giới và đứng thứ 5 tại Việt Nam. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90%. Vậy nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là gì? Dấu hiệu ra sao? Cách điều trị thế nào? Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Ung thư đại tràng là gì?

Căn bệnh ung thư đại tràng rất nguy hiểm

Căn bệnh ung thư đại tràng rất nguy hiểm

Ung thư đại tràng có tên tiếng anh là Colon Cancer, là bệnh lý ung thư xảy ra ở đại tràng (phần dài nhất của ruột già). Đây là căn bệnh ung thư phổ biến và xảy ra ở cả nam giới và nữ giới.

Thành đại tràng vốn có cấu tạo nhiều lớp, các tế bào ung thư được hình thành từ các tế bào lót bên trong đại tràng (niêm mạc), phần lớn do sự phát triển của các polyp trong đại tràng. Sau khi xuất hiện trên thành đại tràng, các tế bào ung thư sẽ bắt đầu di chuyển vào bên trong mạch máu và mạch bạch huyết (là các ống nhỏ có nhiệm vụ mang chất thải và chất lỏng ra bên ngoài cơ thể). Điều này sẽ khiến cho các tế bào ung thư có thể di căn tới các hạch bạch huyết lân cận, hoặc có thể di chuyển xa hơn tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Hầu hết Polyp đại tràng đều lành tính, tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ diễn biến thành ác tính. Có 2 loại polyp chính là:

  • Polyp tuyến (u tuyến): Loại polyp này thỉnh thoảng sẽ phát triển thành ung thư đại tràng, nên còn được gọi là tình trạng tiền ung thư.
  • Polyp tăng sản và polyp viêm: Đây là loại polyp phổ biến hơn, không phải tình trạng tiền ung thư.
  • Chứng loạn sản cũng là một dạng tiền ung thư xuất hiện ở chính bản thân polyp hoặc niêm mạc đại tràng khi có sự hiện diện các tế bào bất thường.

Dấu hiệu của căn bệnh ung thư đại tràng

Dấu hiệu của căn bệnh ung thư đại tràng

Dấu hiệu của căn bệnh ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn sớm, tuy nhiên một số dấu hiệu cảnh báo thường là:

  • Máu trong phân hoặc đờm nhớt trong phân
  • Thay đổi về tính chất và hình dạng phân (ví dụ như phân dẹt hơn bình thường, có mùi tanh bất thường…)
  • Thay đổi thói quen đại tiện (ví dụ như đi cầu lắt nhắt, táo bón hoặc tiêu chảy)
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc cảm giác đại tiện không sạch
  • Cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ lý do;
  • Đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng dưới;
  • Nôn ói;
  • Xuất hiện khối u ở vùng bụng, bụng to dần…

Nguyên nhân của căn bệnh ung thư đại tràng

Nguyên nhân của ung thư đại tràng

Nguyên nhân của ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng (hay còn gọi là ung thư ruột già) có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư đại tràng:

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng hoặc các bệnh lý di truyền liên quan như Hội chứng Lynch (hội chứng ung thư đại tràng di truyền không polyp) hoặc Hội chứng polyp tuyến gia đình (FAP) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh lý đại tràng: Viêm đại tràng mạn tính, như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Những tình trạng này gây ra sự tổn thương mãn tính cho niêm mạc đại tràng, dẫn đến sự phát triển của ung thư.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, ít rau củ, trái cây và chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống không lành mạnh có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.
  • Lối sống: Lối sống ít vận động, béo phì, hút thuốc lá và uống rượu quá mức cũng là các yếu tố nguy cơ đã được xác nhận. Những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư đại tràng tăng theo tuổi tác. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở người trẻ tuổi.
  • Các yếu tố khác: Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, nhưng việc lạm dụng thuốc này có thể gây tác dụng phụ khác.

Để giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, bạn có thể thực hiện các biện pháp như duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá, và thực hiện kiểm tra tầm soát định kỳ nếu bạn có nguy cơ cao. Nếu có tiền sử gia đình hoặc triệu chứng bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sớm.

Phương pháp chẩn đoán ung thư đại tràng

Phương pháp chẩn đoán căn bệnh ung thư đại tràng

Phương pháp chẩn đoán căn bệnh ung thư đại tràng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám ban đầu, ghi nhận thêm các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, tiền sử bệnh lý gia đình,… Dựa vào các thông tin thu thập được, trong trường hợp nghi ngờ khối u ác tính xuất hiện ở đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

  • Siêu âm ổ bụng: Việc phát hiện khối u nằm trong khung đại tràng rất khó bởi đường tiêu hóa sẽ cản trở siêu âm. Tuy nhiên, kỹ thuật này sẽ góp phần phát hiện các dấu hiệu cảnh báo gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột,…
  • Xét nghiệm máu trong phân: Máu trong phân có thể gặp khi có polyp, ung thư hoặc một số bệnh lý khác của đại tràng.
  • Chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm phát hiện đặc điểm hình dạng, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u, đồng thời phát hiện sự lan tràn của ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Nội soi đại tràng: Đây là kỹ thuật để xem bên trong lòng đại tràng, có thể quan sát thấy polyp, vùng mô bất thường hoặc ung thư. Thông qua nội soi, người ta dùng thiết bị để có thể lấy mẫu mô bất thường để làm sinh thiết.
  • Sinh thiết: Mẫu mô hoặc tế bào bất thường được bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ác tính.

Phương pháp điều trị ung thư đại tràng

Phương pháp điều trị ung thư đại tràng

Phương pháp điều trị ung thư đại tràng

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư đại tràng:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn ung thư đại tràng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ được tiếp tục hóa trị, xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót.

Phần đại tràng bị ung thư và các tuyến bạch huyết sẽ được cắt bỏ. Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa giúp bệnh nhân tránh được những vết sẹo dài sau phẫu thuật. Phương pháp mới này có ưu điểm rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Trong một vài trường hợp cần thiết, phẫu thuật nội soi sẽ được kết hợp với phẫu thuật hở, tuy nhiên chỉ bằng một vết sẹo ngắn.

Xạ trị

Là biện pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Cách thức xạ trị sẽ được áp dụng tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

Đối với khối u ác tính ở đại tràng, xạ trị chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh di căn đến xương, não…

Hóa trị

Hóa trị là biện pháp điều trị sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển, hoặc tiêu diệt, hoặc ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư. Khi thuốc được uống hoặc dùng qua đường tĩnh mạch, thuốc sẽ đi vào máu và hướng đến các tế bào ung thư trong toàn cơ thể. Thuốc hóa trị sẽ được sử dụng tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

Hóa trị kết hợp với các thuốc điều trị trúng đích được chỉ định cho những bệnh nhân bị ung thư đại tràng tiến xa, có dấu hiệu di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể (như gan, phổi…) mà không thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật đơn thuần.

Phương pháp này cũng được sử dụng sau phẫu thuật ung thư đại tràng để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh, cũng như tăng cơ hội sống cho bệnh nhân nếu có dấu hiệu di căn tới hạch bạch huyết lân cận với vùng bị ung thư.

Điều trị đích

Điều trị đích là biện pháp điều trị sử dụng thuốc để nhắm đến và tiêu diệt các tế bào ung thư mang các đặc tính cụ thể. Các thuốc điều trị đích thường sử dụng trong ung thư đại tràng:

  • Kháng thể đơn dòng.
  • Kháng sinh mạch.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh ung thư đại tràng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh.

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Ngoài ra bệnh nhân ung thư đại tràng có thể bổ sung thêm thực phẩm miễn dịch Nutri Fucoidan do công ty Cổ phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời. Sản phẩm này được làm từ các loại ngũ cốc, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, Fucoidan cùng Beta-glucan có tác dụng:

  • Kích hoạt lại chu trình tự chết của các tế bào ung thư khiến cho chúng sinh ra và chết đi như những tế bào bình thường trong cơ thể. Như vậy khối ung thư sẽ không thể phát triển lớn hơn.
  • Bao vây, triệt tiêu các nguồn dinh dưỡng nuôi các khối u: Khi Fucoidan vào cơ thể, chúng sẽ tạo thành một màng bọc lấy tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu mới xung quanh tế bào này. Nhờ vậy mà nó có tác dụng tiêu diệt được nguồn năng lượng đi nuôi dưỡng các tế bào ung thư, giảm kích thước của các khối u và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ của phương pháp hóa, xạ trị. Từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng bạch cầu và hỗ trợ quá trình đại thực bào.
  • Với các cơ chế chống lại tế bào ung thư, Nutri Fucoidan có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tại mọi giai đoạn. Ngoài ra những người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng sản phẩm để phòng ngừa căn bệnh ung thư hiệu quả.

Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.

 

Bài viết liên quan

scrolltop