Ung thư dạ dày giai đoạn 3: Triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị

 Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 được coi là giai đoạn muộn của căn bệnh. Tại thời điểm này, các tế bào ung thư đã xâm lấn vào sâu các lớp cơ dạ dày, lan tới các hạch bạch huyết và có thể tấn công các cơ quan, tổ chức lân cận của dạ dày. Tuy nhiên lúc này các tế bào ung thư vẫn chưa di căn tới các vùng khác trong cơ thể. Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, cách chẩn đoán và phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 rất nguy hiểm

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 rất nguy hiểm

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là thời điểm các khối u ung thư bên trong thành dạ dày đã phát triển và xâm lấn qua lớp cơ hoặc lớp dưới thanh mạc. Khối u có thể lan rộng tới các hạch bạch huyết gần đó hoặc các cơ quan lân cận. Tuy nhiên thời điểm này các tế bào ung thư vẫn chưa lan sang các cơ quan hoặc bộ phận ở xa hơn trong cơ thể.

Các giai đoạn của căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Theo phân loại bệnh học, ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia thành ba nhóm chính: 3A, 3B và 3C.

  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3A: Khi này các khối u ung thư đã phát triển đến lớp màng mô liên kết và lan đến các hạch bạch huyết gần đó tuy nhiên chưa lan đến các cơ quan xa.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3B: Các tế bào ung thư có thể phát triển trong lớp cơ dưới niêm mạc hoặc lớp cơ dưới thanh mạc, lan ra nhiều hạch bạch huyết và có thể xâm chiếm qua thành dạ dày và lan đến các cấu trúc lân cận.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3C: Các tế bào ung thư đã phát triển đến lớp thanh mạc và nhiều hạch bạch huyết. Các tế bào ác tính có thể đã xâm chiếm một số cơ quan gần dạ dày.

Dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 3

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là giai đoạn tiến triển của bệnh, vì vậy sẽ có những biểu hiện rõ ràng và đôi khi gây ra một số các triệu chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Một số dấu hiệu của bệnh mà bạn không nên bỏ qua:

  •  Các cơn đau vùng thượng vị thường xuất hiện thường xuyên và có thể trở nên nghiêm trọng, đôi khi làm cho người bệnh không thể chịu đựng được.
  • Khó nuốt, buồn nôn và nôn sau khi ăn, thậm chí có thể nôn ra máu: Đây là những biểu hiện của sự phát triển ngày càng to của các khối u ung thư, gây ra khó khăn trong việc ăn uống và hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến giảm cân nhanh chóng, cơ thể yếu ớt, thiếu sức sống.
  • Triệu chứng đi ngoài ra máu: Các khối u lớn có thể vỡ gây ra chảy máu và máu sẽ xuất hiện trong phân khi đi tiêu.
  • Cảm giác đau khi sờ nắn vùng bụng: Điều này thường xuất hiện khi các khối u ngày càng to lên.
  • Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi.

Biến chứng của căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Biến chứng của căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Biến chứng của căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Cụ thể:

  • Rối loạn hấp thụ dưỡng chất: Ung thư dạ dày ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, gây suy dinh dưỡng và suy kiệt nặng.
  • Hẹp môn vị: Khối u trong dạ dày có thể gây ra hẹp môn vị, làm cho việc lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn.
  • Hẹp tâm vị: Ung thư dạ dày vùng tâm vị có thể gây biến chứng hẹp tâm vị, dẫn đến cảm giác nghẹn khi nuốt và khó khăn khi ăn uống.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Khối u trong dạ dày có thể gây ra xuất huyết, dẫn đến triệu chứng như da xanh, niêm nhạt, và mệt mỏi.
  • Thủng dạ dày: Biến chứng này thường xuất hiện trên nền ung thư thể loét cần phải cấp cứu ngay lập tức.
  • Tử vong: Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Để chẩn đoán căn bệnh ung thư dạ dày nói chung, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số các phương pháp sau:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Quá trình này cho phép các bác sĩ có thể kiểm tra tổn thương trực tiếp trên niêm mạc dạ dày và lấy mẫu mô để có thể xét nghiệm nếu cần thiết.
  • Sinh thiết: Nếu có các dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc ung thư, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ niêm mạc dạ dày để kiểm tra. Phương pháp này được gọi là sinh thiết và được sử dụng phổ biến trong quá trình nội soi.

Sau khi phát hiện căn bệnh ung thư dạ dày, các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện để xác định mức độ lan rộng và giai đoạn của bệnh. Các phương pháp và quy trình được sử dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cung cấp thông tin về sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, nhưng không đủ để chẩn đoán ung thư dạ dày. Xét nghiệm ADN được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể, giúp phát hiện các mảnh tế bào ung thư có thể tồn tại trong máu.
  • Siêu âm dạ dày: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các hạch bạch huyết gần dạ dày. Hình ảnh từ siêu âm có thể hỗ trợ việc xác định vị trí và định hướng kim lấy mẫu mô. Mẫu mô này sau đó sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm kiếm sự có mặt của tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các phương pháp hình ảnh như CT và PET-CT có khả năng phát hiện dấu hiệu lan rộng của ung thư dạ dày nếu có sự xuất hiện của tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết gần dạ dày hoặc trong các bộ phận khác của cơ thể.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp không thể xác định được từ các phương pháp hình ảnh, phẫu thuật có thể được thực hiện để kiểm tra bên trong cơ thể đồng thời tìm kiếm dấu hiệu của ung thư và sự lan rộng của nó, bao gồm cả việc xác định có ung thư di căn vào gan hoặc bộ phận khác.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Với các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn 3, việc điều trị đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Dựa vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị phù.

Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 thường bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong những trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật do sức khỏe yếu, hóa trị sẽ được áp dụng nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u, ngăn chặn sự lan rộng và tiêu diệt chúng. Các loại thuốc hóa trị sẽ được tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc uống. Mặc dù có thể gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, mệt mỏi, buồn nôn, nhưng các tác dụng này thường sẽ giảm đi sau mỗi liệu pháp hóa trị.

Ngoài ra, phương pháp xạ trị có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3.

Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, hoạt động hợp lý và tiến hành thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có biện pháp phòng ngừa, phát hiện để điều trị kịp thời.

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn 3 thường phải trải qua rất nhiều các phương pháp điều trị, đồng thời vì ở giai đoạn muộn nên tinh thần của bệnh nhân khi phát hiện bệnh cũng trở nên sa sút, tồi tệ hơn rất nhiều. Lúc này, những lời động viên, an ủi từ người thân, bạn bè, chính là nguồn động lực lớn nhất. Ngoài các phương pháp điều trị khoa học, bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn 3 cũng cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng, chống chọi lại bệnh tật.

Công ty Cổ phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Sản phẩm này được làm từ các loại ngũ cốc, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, Fucoidan cùng Beta-glucan có tác dụng:

  • Kích hoạt lại chu trình tự chết của các tế bào ung thư khiến cho chúng sinh ra và chết đi như những tế bào bình thường trong cơ thể. Như vậy khối ung thư sẽ không thể phát triển lớn hơn.
  • Bao vây, triệt tiêu các nguồn dinh dưỡng nuôi các khối u: Khi Fucoidan vào cơ thể, chúng sẽ tạo thành một màng bọc lấy tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu mới xung quanh tế bào này. Nhờ vậy mà nó có tác dụng tiêu diệt được nguồn năng lượng đi nuôi dưỡng các tế bào ung thư, giảm kích thước của các khối u và ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư sang các tế bào khỏe mạnh.
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ của phương pháp hóa, xạ trị. Từ đó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng bạch cầu và hỗ trợ quá trình đại thực bào.

Với các cơ chế chống lại tế bào ung thư, Nutri Fucoidan có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tại mọi giai đoạn. Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan

scrolltop