Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Câu trả lời cho thắc mắc này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như giai đoạn bệnh, các phương pháp điều trị, tuổi và sức khỏe của bệnh nhân, tình trạng đáp ứng các phương pháp điều trị… Hãy cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây ngay nhé.

Tìm hiểu về ước tính tỷ lệ sống còn sau 5 năm trong ung thư

Tỷ lệ sống còn sau 5 năm ung thư của bệnh nhân

Tỷ lệ sống còn sau 5 năm ung thư của bệnh nhân

Tỷ lệ sống còn sau 5 năm ung thư là sự so sánh tương đối những người có cùng chủng tộc, cùng giai đoạn bệnh với tổng thể dân số. Ví dụ nếu nhận định rằng tỷ lệ sống còn tương đối trong 5 năm với ung thư buồng trứng là 80%, nghĩa là khoảng 80% người bệnh có thể sống ít nhất 5 năm (so với người không mắc bệnh) sau khi được chẩn đoán. Con số chẩn đoán này chỉ có ý nghĩa đối với lần phát hiện bệnh đầu tiên, không thể áp dụng đối với các trường hợp có khối u tái phát hay tiến triển.

Tuy nhiên tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng và các bệnh lý ung thư khác thường được dựa trên rất nhiều yếu tố như:

  • Các yếu tố của bệnh: Loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh, sự tiến triển và mức độ lan rộng và xâm lấn cơ quan khác của các tế bào ung thư
  • Các yếu tố của người bệnh: Độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý nội - ngoại khoa đi kèm, tình trạng đáp ứng các phương pháp điều trị bệnh của bệnh nhân.

Thực tế có nhiều trường hợp người bệnh có thể sống nhiều hơn mốc thời gian 5 năm, 10 năm kể từ thời điểm phát hiện ra bệnh, vượt lên các tiên lượng trước đó.

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

Giai đoạn ung thư

Theo các tài liệu thống kê từ năm 2013 - 2017 của Văn phòng thống kê Quốc gia Anh, tỷ lệ sống sót sau điều trị ung thư buồng trứng kể từ thời điểm phát hiện ra bệnh như sau: 

  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư được giới hạn ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Gần 95 trong số 100 phụ nữ (gần 95%) sẽ sống sót sau 5 năm sau khi họ được chẩn đoán mắc bệnh và ngay lập tức được tiếp nhận điều trị.
  • Giai đoạn 2: Ung thư xuất hiện ở một hoặc cả 2 buồng trứng/ống dẫn trứng, đã lan đến các cơ quan trong khung chậu. Gần 70 trong số 100 phụ nữ (gần 70%) sẽ sống sót sau 5 năm sau khi được chẩn đoán và điều trị.
  • Giai đoạn 3: Tìm thấy ung thư ở một hoặc cả 2 buồng trứng/ống dẫn trứng, xâm lấn các cơ quan ngoài khung chậu, phúc mạc hoặc các hạch bạch huyết vùng. Hơn 25 trong số 100 phụ nữ (hơn 25%) sẽ sống sót sau 5 năm sau khi họ được chẩn đoán và điều trị.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Ung thư buồng trứng lan ra các cơ quan ngoài vùng bụng, di căn đến các cơ quan xa như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương,… Chỉ khoảng 15 trong số 100 phụ nữ (gần 15%) sẽ sống sót sau 5 năm sau khi họ được chẩn đoán.

Tỷ lệ sống còn chung đối với ung thư buồng trứng:

Tỷ lệ sống còn của bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng được tiên lượng:

  • Hơn 70% phụ nữ mắc ung thư buồng trứng sẽ sống từ 1 năm trở lên từ khi được chẩn đoán bệnh.
  • Gần 35% phụ nữ mắc ung thư buồng trứng sống trên 5 năm từ khi chẩn đoán bệnh.
  • Khoảng 35% người mắc ung thư buồng trứng có thể sống từ 10 năm trở lên.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư buồng trứng:

Các yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng

Các yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại giải phẫu bệnh: Dựa theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư buồng trứng được chia thành các thể giải phẫu bệnh khác nhau gồm các khối u có nguồn gốc từ biểu mô buồng trứng (như ung thư biểu mô buồng trứng thanh dịch, ung thư biểu mô tuyến nhầy,…), các khối u có nguồn gốc trung mô (như sarcoma mô đệm dạng nội mạc tử cung,…), các khối u hỗn hợp trung-biểu mô (adenosarcoma), các khối u tế bào mầm, các khối u mô đệm dây sinh dục,…

Những thể giải phẫu bệnh trên đã chỉ ra sự khác biệt về nguồn gốc phát sinh tế bào ung thư, đặc tính di truyền, những biến đổi về mặt sinh học phân tử và tiềm năng đáp ứng với các liệu pháp điều trị. Ví dụ, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy ung thư biểu mô buồng trứng thanh dịch độ mô học cao chiếm khoảng 70% ung thư biểu mô buồng trứng. Loại ung thư này có mối liên quan tới các hội chứng ung thư buồng trứng và ung thư vú di truyền, với tỷ lệ cao người bệnh mang đột biến gen BRCA1, BRCA2 hay thiếu hụt tái tổ hợp tương đồng.

Dựa trên dữ liệu từ SEER (thống kê từ 2011-2017), nhìn chung tỷ lệ sống còn 5 năm cho các bệnh nhân ung thư buồng trứng theo từng típ mô học như sau:

  • 49% cho ung thư biểu mô buồng trứng
  • 90% cho các khối u tế bào mô đệm
  • 93% cho các khối u tế bào mầm
  • Giai đoạn bệnh tại thời điểm được chẩn đoán.
  • Thời điểm phẫu thuật và tiếp nhận các điều trị toàn thân sau khi được chẩn đoán bệnh.
  • Toàn trạng của người bệnh: Tuổi tác, tình trạng sức khỏe chung, các bệnh lý nội -ngoại khoa đi kèm,…
  • Tính đáp ứng điều trị: Khả năng cơ thể người bệnh đáp ứng và dung nạp với các phương pháp điều trị.
  • Trình độ chuyên môn bác sĩ: Năng lực và kinh nghiệm của bác sĩ trong phẫu thuật bệnh lý, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, phối hợp đa mô thức điều trị.

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Phát hiện ung thư buồng trứng ngay từ giai đoạn đầu giúp mang lại hiệu quả tốt khi áp dụng các phương pháp điều trị, tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn và tiên lượng sống còn tốt hơn so với giai đoạn muộn. Tuy nhiên, các triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng, mơ hồ. Do đó, người phụ nữ cần đặc biệt lưu ý trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những thay đổi bất thường trong cơ thể để sớm phát hiện bệnh. Nhiều trung tâm đề xuất việc tầm soát bệnh cho nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh, như những người có người thân bậc 1 mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, hay những đối tượng mang đột biến gen di truyền có khuynh hướng phát triển bệnh.

Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng nên bổ sung thêm các sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Công ty Cổ phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Fucoidan Care được làm từ Fucoidan, Beta-glucan, gạo lứt huyết rồng, đậu Hà Lan, hạt mè, đậu đen, đậu đỏ, hạt kê. Sản phẩm có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư. Thành phần Fucoidan có trong Fucoidan Care có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Ngoài ra sản phẩm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm đạm thực vật, các loại vitamin, chất xơ, các yếu tố vi lượng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, loãng xương, giảm hàm lượng cholesterol trong máu….  Khách hàng có thể liên hệ hotline 0866.205.833 để được hỗ trợ chi tiết.

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng bệnh nhân cần phải xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp, chế độ tập luyện khoa học và giữ cho tinh thần thật thoải mái, vui vẻ.

Bài viết liên quan

scrolltop