Triệu chứng đái tháo đường, tất tần tật thông tin liên quan về đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, gây tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Đái tháo đường là gì ?

Đái tháo đường (hay gọi là tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, dễ tăng glucose huyết do khiếm khuyết về vấn đề tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. 

Việc tăng glucose mạn tính trong một thời gian dài gây ra những rối loạn chuyển hóa về carbohydrate, lipide, protide,... gây ra tổn thương trên nhiều cơ quan khác nhau như thận, mắt, thần kinh…. đặc biệt ở tim và mạch máu

Đái tháo đường được chia làm mấy loại?

Phân loại đái tháo đường

Đái tháo đường type 1

( Do hành động phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối ).

Được gọi là tiểu đường vị thành niên vì bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. 

Tại bệnh này, tuyến tụy của con người sẽ sản xuất ít hoặc không tiết insulin, vì vậy khiến người bệnh phải điều trị bằng cách bổ sung insulin suốt đời.

Đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1

Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1 là do chính hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần của tế bào tuyến tụy dùng để  sản xuất insulin. 

Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường type 1, người bệnh có thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Chỉ đến khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị thiếu hụt đến mức bắt đầu gây ảnh hưởng đến lượng insulin được sản xuất. Khi lượng insulin thấp dẫn tới lượng đường trong máu tăng và các triệu chứng của bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra.

Do tiểu đường type 1 là bệnh lý tự miễn, nên những người mắc các bệnh lý tự miễn khác như bệnh Hashimoto hay suy tuyến thượng thận nguyên phát (còn gọi là Bệnh Addison) cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường type 1.

Đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2

( Do suy giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin ).

Bệnh đái tháo đường type 2 ( hay còn gọi là tiểu đường type 2 ) là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate gây tăng glucose máu do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin đến cơ thể ( hay gặp là đề kháng insulin ).

Cơ chế của bệnh đầu tiên khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào từ đó các tế bào sử dụng để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ

Là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có dấu hiệu mắc về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó.

Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Bảng số liệu thông tin chẩn đoán đái tháo đường

Bảng số liệu thông tin chẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

a, Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)

b, Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.

c, HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d, Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán đái tháo đường.

 

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc

Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc

HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

Triệu chứng đái tháo đường 

Triệu chứng đái tháo đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát nhanh, rầm rộ. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

Những triệu chứng kinh điển của tiểu đường:

- Ăn nhiều

- Uống nhiều (hay khát nước)

- Tiểu nhiều (do đường trong nước tiểu cao, gây lợi niệu thẩm thấu)

- Gầy nhiều (gầy sút cân)

Triệu chứng khi có biến chứng:

Biến chứng cấp tính
Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

Biến chứng mạn tính
- Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)

- Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)

- Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)

- Loét, nhiễm trùng bàn chân

- Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)

Triệu chứng đái tháo đường type 2

- Đi tiểu nhiều: Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu.
- Hay bị khát, khô miệng: Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
- Thèm ăn nhiều hơn và nhanh đói: Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.
- Bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Tăng hoặc giảm cân bất thường nhưng không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đái tháo đường type2.

- Đau hoặc tê bàn tay, chân: Người bệnh sẽ có cảm giác kiến ​​bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng.
- Lâu lành vết thương và dễ nhiễm trùng: Nguyên nhân là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương.
- Nhìn mờ: Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường type 2 không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt.
- Mảng da tối màu: Đây là dấu hiệu của kháng insulin, những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn sẽ xuất hiện trên cơ thể.
Một số bị suy thận và phù, nhiễm khuẩn tiết niệu hay tái phát.

Tác hại của đái tháo đường

Biến chứng bệnh đái tháo đường

Biến chứng của bệnh lý đái tháo đường

Biến chứng của bệnh lý đái tháo đường

Những người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng.

Ngoài ra, những người đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi dưới .

Người lớn đái tháo đường có nguy cơ tăng gấp 2 đến 3 nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bệnh võng mạc tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù do sự tích tụ lâu dài của các mạch máu nhỏ trong võng mạc. 2,6% bệnh mù toàn cầu có thể là do đái tháo đường .

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận .

Duy trì mức đường máu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Do đó những người mắc đái tháo đường cần được theo dõi thường xuyên.

 

 Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

 Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Biến chứng đái tháo đường trên thận

Biến chứng đái tháo đường trên thận

Biến chứng đái tháo đường trên thận

Biến chứng thận do bệnh đái tháo đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

 Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh

 Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh

 Biến chứng bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh

 

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác.

Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường.

Tuy nhiên, với sự quản lý toàn diện, có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn cách cắt cụt liên quan đến đái tháo đường. Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể được cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi nhóm đa lĩnh vực. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.

Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt

Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt

Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt

Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.

Tầm soát bệnh đái tháo đường


 Thông kê số liệu liên quan đến bệnh lý tiểu đường

Thông kê số liệu liên quan đến bệnh lý tiểu đường

Cần tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng có nguy cơ

1.Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:

2.Ít vận động thể lực.

3.Gia đ́nh có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).

4.Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).

5.Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).

6.Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm

7.Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

8.Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.

9.HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.

10.Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen.v.v.v.).

11.Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu. Theo đó khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh để tránh lượng đường huyết tăng cao.

 

 

 

Bài viết liên quan

scrolltop