Chế độ ăn khoa học cho người đái tháo đường

 

Chế độ ăn là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị đái tháo đường để nhằm mục đích đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân bằng cả về số lượng và chất lượng.

Từ đó có thể kiểm soát tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, luôn đảm bảo người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và làm việc phù hợp với từng cá nhân. 

Đái tháo đường là gì ?

Đái tháo đường (hay gọi là tiểu đường), đây là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính, biểu hiện bởi sự tăng lượng đường trong máu, do thiếu hụt insulin tương đối hay tuyệt đối gây ra.

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là gì?

Tác hại của đái tháo đường?

Đái tháo đường sẽ gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa. Trước hết là rối loạn chuyển hoá glucid làm tăng glucose máu và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

Rối loạn chuyển hoá đường kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các chất điện giải. 

Tác hại và biến chứng của bệnh đái tháo đường

Tác hại và biến chứng của bệnh đái tháo đường

Những rối loạn này gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh điển hình là tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, mù mắt... nặng hơn thì có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, với một chế độ dinh dưỡng tốt, người bệnh có thể điều chỉnh tốt lượng đường huyết, duy trì cân nặng, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động, hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Phân loại đái tháo đường?

Có mấy loại đái tháo đường?

Bảng so sánh phân loại đái tháo đường tổng quát

Bảng so sánh phân loại đái tháo đường tổng quát

 Đái đường do tổn thương tuyến tụy có 2 thể (type)

  • Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gầy và thường có nhiều biến chứng

  • Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.

Bảng so sánh đái tháo đường chi tiếtBảng so sánh đái tháo đường chi tiết

Bảng so sánh đái tháo đường chi tiết

Lợi ích của chế độ ăn

  • Áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn ổn định, không tăng cao

  • Bảo vệ tim mạch, kiểm soát mỡ máu, huyết áp

  • Tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường

  • Giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất.

  • Giúp bệnh nhân duy trì hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.

Vậy ăn như thế nào là đúng phương pháp?

  • Nên ăn đúng giờ, đúng bữa (sáng, trưa, chiều), không nên ăn thành nhiều bữa nhỏ hay bổ sung bữa xế.

  • Không nên ăn quá ít, tuyệt đối không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, bổ dung lượng đồ ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể

  • Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng cao, nên ăn các món chế biến đơn giản: hấp, luộc.

  • Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).

  • Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo chưa chắc phù hợp.

Chế độ ăn khoa học cho người đái tháo đường 

Chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Với đái tháo đường type I, chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc bổ sung insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh tình ổn định, hạn chế tối đa biến chứng đi kèm. 

Với đái tháo đường type II người bệnh chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với hoạt động thể thao thường xuyên là hoàn toàn kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.

Về nguyên tắc cơ bản thì chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường phải hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và cùng là hạn chế vừa phải chất béo nhất (là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá). Chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường phải được xây dựng sao cho lượng đường cung cấp cho cơ thể ở mức tương đối ổn định. Quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc cũng như số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. 

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Nhu cầu năng lượng

Bệnh nhân tiểu đường có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm hoặc thay đổi khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi cơ thể. Tuy nhiên chúng đều có điểm chung như:

  • Tùy theo tuổi, giới

  • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)

  • Tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo)

Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.

   Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng

Protein (chất đạm): Lượng protein ở người lớn nên đạt 0,8g/kg/ngày. Nếu khẩu phần có quá nhiều chất đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của đái tháo đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Glucid (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do glucid cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

  • Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).

  • Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)

  • Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).

Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

 Một số loại thức ăn mà người bệnh đái tháo đường nên tránh:

     - Hạn chế các thực phẩm làm chỉ số đường huyết tăng như: bánh kẹo ngọt, nước giải khát có đường, vải, mít, bánh mì, nhãn, ...

     - Các loại protein có không tốt như thịt đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, đường và đường. Tương tự với các loại trái cây đóng hộp cũng là thức ăn mà người bệnh nên tuyệt đối tránh.

     - Các loại thức ăn nhanh như gà rán, thịt xông khói hay khoai tây chiên cũng khiến đường huyết của người bệnh trở nên bất ổn

     - Hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật, sản phẩm chế biến từ động vật (giò, chả, đồ ăn nhanh) vì những chất béo này làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch. Người bệnh nên thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, ăn nhiều cá vì đây là nguồn cung cấp các chất béo tốt cho cơ thể.

     - Hạn chế rượu, bia và giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày.

Nutri Fucoidan - Cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho người bệnh đái tháo đường

Chọn lọc từ những nguồn dinh dưỡng hàng đầu như tảo nâu Mozuku Nhật Bản ( nơi thiên nhiên hoang dã nguyên sơ, rời xa khói bụi thành phố ), Beta Glucan ( chiết xuất từ 9 loại nấm quý hiếm ở Nhật Bản ), gạo lứt huyết rồng, cùng các loại hạt nguyên cám, ...Nutri Fucoidan giữ nguyên được nguồn chất tối ưu và cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin cùng khoáng chất cho người bệnh. 

Nutri Fucoidan - Giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Nutri Fucoidan - Giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Sở hữu lượng dinh dưỡng cân bằng, sản phẩm thực dưỡng Nutri Fucoidan đã và đang ghi dấu trong lòng người tiêu dùng nhờ hiệu quả sử dụng cực kỳ cao. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đều đặn, lượng đường huyết của người bệnh đã ở mức ổn định, người bệnh có thể thoải mái ăn ngon mà không sợ vượt quá chỉ số glucose trong máu. 

Nhất là đối với những người đái tháo đường type, thường xuyên bị tụt đường huyết khi đói thì chỉ với 2 cốc Nutri mỗi ngày sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng đó. Người bệnh không còn sợ cơn đói cồn cào, đến mức run chân tay hay tụt đường huyết nữa. 

     Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe, tránh bị thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống quá kiêng khem. Trên thực tế có một số bệnh nhân khi bị bệnh đái tháo đường rất sợ ăn, kiêng khem nhiều và không dám ăn nhiều loại thực phẩm, lâu dài sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

 

Bài viết liên quan

scrolltop