Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sau phẫu thuật của bệnh nhân. Bởi lẽ sau mỗi cuộc phẫu thuật dù ít hay nhiều thì người bệnh cũng sẽ bị mất rất máu và sức lực. Lúc này bệnh nhân cần phải cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng để vết mổ nhanh chóng lành và thời gian phục hồi nhanh.

Một số sai lầm sau quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Sai lầm sau khi phẫu thuật ảnh hưởng tới quá trình phục hồi

Sai lầm sau khi phẫu thuật ảnh hưởng tới quá trình phục hồi

Những sai lầm dưới đây có thể ảnh hưởng tới quá phục hồi sau phẫu thuật mà bệnh nhân cần phải chú ý:

  • Làm quá nhiều, quá sớm: Việc vận động quá sớm và quá nhiều không những không giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng mà thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể. Nên bám sát theo những gì bác sĩ chỉ dẫn để có thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
  • Chỉ nằm trên giường: Việc chỉ nằm trên giường có thể gây ra một số vấn đề như cục máu đông, loét tỳ đè, tắc mạch phổi và làm suy yếu cơ bắp của bệnh nhân. Vì vậy bạn cần rời giường, đứng lên đi lại khi có thể, việc này sẽ giúp bạn giảm bớt mệt mỏi, đồng thời tăng tốc độ tiêu hóa. Bởi lẽ sau phẫu thuật, ruột của bạn có thể hoạt động một cách chậm chạp, mỗi ngày chúng ta hoạt động một chút để đánh thức ruột của bạn.
  • Không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Không làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về thuốc, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất hoặc chăm sóc vết thương có thể dẫn đến biến chứng hoặc làm chậm quá trình phục hồi.
  • Bỏ qua việc nghỉ ngơi đầy đủ: Cố gắng hoạt động quá sớm hoặc làm việc quá sức trước khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và làm tăng nguy cơ tái phát hoặc các vấn đề khác.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong quá trình phục hồi, chẳng hạn như thiếu protein, vitamin, và khoáng chất, có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không theo dõi và quản lý triệu chứng: Bỏ qua các triệu chứng bất thường như đau dữ dội, sốt cao, hoặc sưng tấy có thể dẫn đến việc không phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.
  • Tự ý ngừng thuốc: Ngừng sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ mà không có sự tư vấn có thể dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không chăm sóc vết thương đúng cách: Không giữ vệ sinh vết thương hoặc không thay băng đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.
  • Bỏ qua tập luyện phục hồi: Không tham gia vào các bài tập phục hồi hoặc vật lý trị liệu được chỉ định có thể làm chậm tiến độ phục hồi hoặc dẫn đến yếu cơ và các vấn đề khác.
  • Sử dụng thuốc không theo chỉ định: Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng không được bác sĩ khuyên dùng có thể gây tương tác với thuốc điều trị hoặc ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
  • Không theo dõi các cuộc hẹn tái khám: Bỏ qua hoặc không đi đúng hẹn các cuộc hẹn tái khám với bác sĩ có thể làm giảm khả năng phát hiện sớm các vấn đề hoặc biến chứng.
  • Tâm lý không ổn định: Căng thẳng, lo âu, hoặc trầm cảm có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, vì vậy việc duy trì trạng thái tinh thần tốt là rất quan trọng.

Việc chú ý và tránh những sai lầm này có thể giúp quá trình phục hồi của bạn diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì trong quá trình phục hồi, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Để ca phẫu thuật đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần phải được nuôi dưỡng tốt cả trước và sau quá trình phẫu thuật. 

  • Vai trò của dinh dưỡng trước khi phẫu thuật chính là tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân một cách tối đa, từ đó giúp bệnh nhân có đủ sức chịu đựng được ca phẫu thuật. 
  • Vai trò của dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật là để đảm bảo giảm bớt cặn bã trong ruột, giảm vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là trong phẫu thuật đường tiêu hóa.
  • Vai trò của dinh dưỡng sau phẫu thuật chính là giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

Nguyên tắc chung của các chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật:

  • Chế độ ăn nhiều protein: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất bởi quá trình phẫu thuật sẽ làm cho cơ thể mất đi rất nhiều protein do chảy máu, do vết thương và do viêm hoặc do bỏng nặng.
  • Chế độ ăn nhiều năng lượng: Nhu cầu năng lượng của các bệnh nhân sau phẫu thuật cần phải tăng thêm từ 10% - 50% và đôi khi một số trường hợp cần phải tăng lên 100% so với bình thường.
  • Chế độ ăn nhiều glucid: Bên cạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể, glucid còn giúp gan tích trữ nhiều glycogen và có tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do thuốc mê.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cao ít nhất là 1 tháng đối với các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng, có khi phải kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn trong những trường hợp ghép gan.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân trong từng giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân trong từng giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật có thể được chia thành các giai đoạn như:

Giai đoạn đầu

  • Ở giai đoạn này, bệnh nhân chưa ăn được nên chủ yếu là bù nước, bù điện giải và cung cấp đủ glucid để đảm bảo đủ hàm lượng calo cần thiết nuôi dưỡng cơ thể, giảm giáng hóa protein. Các bác sĩ có thể cho bệnh nhân truyền tĩnh mạch hoặc dịch truyền như Glucose 5%, Glucose 30%, NaCl 0.9%, KCl 1 hoặc 2 ống.
  • Còn nếu bệnh nhân bị trướng bụng thì không nên cho uống nước.
  • Nếu không phải phẫu thuật hệ tiêu hóa, có thể cho bệnh nhân uống ít một (50ml cách nhau 1 giờ) nước đường, nước hoa quả hoặc nước luộc rau.
  • Có thể truyền máu, plasma nếu cần.

Giai đoạn giữa (ngày thứ 3 - 5)

  • Giai đoạn này cần cho bệnh nhân ăn tăng dần và giảm dần dịch truyền.
  • Chế độ ăn tăng dần năng lượng và hàm lượng protein. Bắt đầu từ 500 Kcal và 30g protein. Sau đó 1 - 2 ngày lại tăng thêm từ 250 - 500 Kcal cho đến khi đạt mức 2000Kcal/ngày.
  • Cho người bệnh ăn sữa: nên sử dụng dưới dạng sữa pha nước cháo, sử dụng sữa bột đã loại bỏ bơ, dùng sữa đậu nành cho bệnh nhân.
  • Có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm nước thịt khi không dùng được sữa
  • Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày (4 - 6 bữa) bởi người bệnh còn đang bị chán ăn, cần phải động viên bệnh nhân ăn nhiều hơn.
  • Sử dụng các loại thwucj phẩm có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, PP như nước cam, nước chanh
  • Nên ăn nhiều các loại thức ăn mềm, hạn chế thức ăn có xơ trong giai đoạn này.

Giai đoạn phục hồi

  • Ở giai đoạn này, vết mổ đã liền, sức khỏe bệnh nhân cũng hồi phục khá hơn. Vì vậy chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ calo và protein để có thể tăng nhanh thể trọng, giúp vết thương mau lành.
  • Chế độ ăn nhiều protein và calo: protein có thể từ 120g - 150g/ngày và năng lượng có thể từ 2.500 - 3.000 Kcal/ngày.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, có thể 5-6 bữa/ngày
  • Bổ sung nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp thêm chất đạm.
  • Nên ăn nhiều các loại hoa quả để tăng cường bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.

Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật

  • Việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch ban đầu sẽ rất cần thiết, tuy nhiên cần phải sớm nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa. Điều này vừa giúp bệnh nhân có thể được nuôi dưỡng theo sinh lý bình thường, an toàn hơn, tiết kiệm hơn đồng thời giúp kích thích hệ tiêu hóa sớm trở lại hoạt động một cách bình thường.
  • Nếu bệnh nhân ăn bằng miệng không đủ thì có thể sử dụng chế độ ăn qua ống xông, sau đó dần dần cho bệnh nhân ăn bằng miệng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày, không cho bệnh nhân ăn quá nhiều một lúc để tránh bị tiêu chảy
  • Ăn tăng dần hàm lượng protein và calo.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người có thể xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho các bệnh nhân sau quá trình điều trị phẫu thuật.

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Ngoài ra, bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bổ sung thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Trải qua thời gian dài nghiên cứu, thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan ra đời nhằm hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú có thể cải thiện sức khỏe tối đa. Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo của nhiều thành phần chính Fucoidan, Beta Glucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại ngũ cốc giúp tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh.

  • Fucoidan có tác dụng: Cân bằng hệ miễn dịch, giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị, giảm cholesteron, chống đông máu, chống lão hóa, cải thiện chức năng gan, dạ dày, huyết áp, đường ruột,…Đặc biệt hoạt chất fucoidan còn có khả năng khống chế và thúc đẩy các mầm ung thư tự chết theo quy trình. Bác sĩ người Nhật Daisuke Tachikawa đã từng ca ngợi những công dụng tuyệt vời của fucoidan trong cuốn sách “ Amazing power of fucoidan”.
  • Beta-glucan: Beta-glucan có tác dụng hỗ trợ các tế bào miễn dịch sẽ sớm phát hiện và tìm đến để diệt, loại bỏ những tế bào lạ, nhờ đó, người bình thường có thể hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, sử dụng Beta Glucan thường xuyên sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc ung thư và các bệnh nhiễm trùng.
  • Gạo lứt huyết rồng và các loại hạt ngũ cốc có tác dụng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm đạm thực vật; các loại vitamin B1, B3, B6, E, D; chất xơ; các yếu tố vi lượng như Fe, Caxi, K, Mg, Mn…

Nutri Fucoidan là sản phẩm thực dưỡng giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng, hạn chế các tác dụng phụ do phẫu thuật gây nên. Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan

scrolltop