Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải
Ung thư não là căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân, để lại nhiều di chứng và có nguy cơ tử vong cao. Vậy nguyên nhân của căn bệnh ung thư não là gì? Dấu hiệu của bệnh ra sao? Phương pháp điều trị hiệu quả là gì? Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Ung thư não là gì?
Căn bệnh ung thư não rất nguy hiểm
Ung thư não xảy ra khi các tế bào não đã phát triển mất kiểm soát và tạo thành một khối đặc. Do não có nhiều loại tế bào nên bệnh nhân mắc ung thư não cũng có nhiều loại khối u. Một số là ung thư và một số khác là u lành tính. Một số u phát triển nhanh chóng còn một số u khác phát triển chậm.
Não được bao bọc bên ngoài bởi một hộp sọ cứng, não chỉ là tổ chức mềm nằm bên trong. Khi có một khối u não phát triển, nó sẽ chèn ép, xâm lấn lên não và gây ảnh hưởng tới sự tư duy, thị giác cũng như cảm giác và khả năng vận động của bệnh nhân. Vì vậy, dù tính chất khối u đó là ung thư não hay đơn giản là u lành tính thì chúng đều có thể phát triển nhanh để gây chèn ép và xâm lấn lên não, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của hệ thống thần kinh, mạch máu cũng như các mô xung quanh não. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng của não và sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.
Dấu hiệu của căn bệnh ung thư não
Dấu hiệu của căn bệnh ung thư não
Bệnh nhân mắc ung thư não có thể xuất hiện các dấu hiệu toàn thể hoặc cục bộ. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm, ung thư não còn có thể không kèm triệu chứng hoặc thoáng qua nên bệnh nhân thường rất chủ quan, không chú trọng theo dõi. Dưới đây là một số dấu hiệu của căn bệnh ung thư não mà bạn cần đặc biệt lưu tâm:
- Tăng áp lực nội sọ: Tình trạng này xảy ra do nguyên nhân là tăng thể tích của khối u, phù não cũng như ứ đọng dịch não tủy.
- Đau đầu: Đa số bệnh nhân mắc ung thư não sẽ đều có biểu hiện đau đầu cục bộ hoặc toàn thể. Đau có thể ở mức dữ dội hoặc chỉ đơn giản là cảm giác mơ hồ không rõ vị trí đau, cơn đau xảy ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng tăng dần, điều trị bằng thuốc giảm đau không thể cải thiện được
- Nôn: Tình trạng nôn vọt, nôn không liên quan tới bữa ăn, không đau bụng trước hoặc sau khi nôn
- Phù gai thị: Tình trạng phù hoặc teo gai thị có thể xảy ra khi áp lực nội sọ tăng, đè lên các bo mạch thần kinh thị giác. các triệu chứng này có thể bao gồm như nhìn mờ đau đầu kèm thêm bệnh đau đầu và nôn.
- Động kinh: Có thể xuất hiện co giật 1 bên hoặc 2 bên, các cơn co giật, động kinh có thể lặp lại nhiều lần.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư não còn có thể xuất hiện một số triệu chứng mang tính chất định khu của khối u như:
- U tuyến yên: Loại u này có thể gây một số các dấu hiệu như đau đầu, giảm thị lực, rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, còn một số dấu hiệu đặc trưng như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, béo phì, to các đầu ngón tay, ngón chân và có thể trạng khổng lồ kèm theo thiểu năng sinh dục.
- U góc cầu tiểu não: Khối u gây ra các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Ngoài ra còn một số triệu chứng như tê ở mặt, tê ở lưỡi do khối u chèn ép vào dây thần kinh số 5.
- U tiểu não: Bệnh nhân khi bị u tiểu não có thể có các triệu chứng như tăng áp lực nội sọ, đi lại không vững, rối loạn thăng bằng
- U thùy trán: Loại u này có thể gây ra các ảnh hưởng tới não như giảm trí nhớ và giảm chú ý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số các dấu hiệu đặc trưng như mất khứu giác và teo dây thần kinh thị giác, cũng có thể gây mất hoặc rối loạn ngôn ngữ nếu u ở vị trí phía sau thùy trán.
- U thùy đỉnh: Khối u này gây ra các triệu chứng đặc trưng bởi rối loạn cảm giác và rối loạn vận động, như làm giảm cảm giác, xúc giác, không định vị được vị trí và không gian.
- U thùy thái dương: U có thể gây ra các triệu chứng như ảo khứu, ảo thính, ảo thị và rối loạn ngôn ngữ, biểu hiện bằng việc không thể gọi đúng tên đồ vật. Ngoài ra, nếu u chèn ép lên dây thần kinh vận nhãn chung, bệnh nhân sẽ có triệu chứng sụp mi, giãn đồng tử.
- U thùy chẩm: Loại u này gây ra các ảnh hưởng lên não như giảm thị lực, kèm theo đó là triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
- U não thất: U có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu thành cơn, đau dữ dội và kèm theo đó là triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
Nguyên nhân gây ung thư não
Nguyên nhân gây ung thư não
Thực tế cho tới hiện tại vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư não. Dưới đây là một số các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ gây u não ác tính như:
- Tuổi tác: Ung thư não có thể xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất ở nhóm đối tượng trẻ em 3-12 tuổi và nhóm người lớn có độ tuổi từ 40-70 tuổi.
- Bức xạ: Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh có mối liên hệ giữa bức xạ và nguyên nhân gây ra u não. Tuy nhiên việc tiếp xúc nhiều, thường xuyên với các bức xạ cao có khả năng làm tăng nguy cơ gây ra các ung thư khác trong tương lai, dẫn đến ung thư não thứ phát.
- Một số các nguyên nhân khác:
- Bệnh nhân mắc ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng… có khả năng bị ung thư não thứ phát (di căn não).
- Ngoài ra bệnh nhân có khả năng mắc ung thư não cao khi hệ miễn dịch suy giảm, như: AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) hoặc đã cấy ghép tạng; hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình hoặc bản thân có hệ gen bất thường, như: hội chứng Li–Fraumeni, hội chứng Turcot type 1 hoặc 2, hội chứng Neurofibromatosis…
Ung thư não sống được bao lâu?
Tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư não
Theo thống kê của Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) (2015-2019):
- Tỷ lệ sống còn 5 năm đối với bệnh nhân ung thư não là gần 36%, tỷ lệ sống còn 10 năm trên 30%.
- Tỷ lệ sống còn 5 năm đối với nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi là khoảng 75%. Đối với nhóm bệnh nhân trong độ tuổi 15-39, tỷ lệ sống còn 5 năm là gần 72%. còn đối với nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi chỉ còn khoảng 21%.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (2013-2017), tỷ lệ sống còn 10 năm đối với bệnh nhân mắc ung thư não nguyên phát được đánh giá như sau:
- Khoảng 11,2% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư não sẽ sống sót sau bệnh từ 10 năm trở lên.
- Khoảng 40% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư não ở độ tuổi 15-44 sẽ sống sót sau bệnh từ 10 năm trở lên.
- Khoảng 2,2% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư não ở độ tuổi 65-74 sẽ sống sót sau bệnh từ 10 năm trở lên.
Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tinh thần, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị…
Các phương pháp điều trị ung thư não
Phương pháp điều trị ung thư não
Nguyên tắc điều trị ung thư não nguyên phát sẽ có sự khác biệt so với điều trị ung thư não thứ phát. Ngoài ra các phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: thể trạng sức khỏe, bệnh lý đi kèm, tình trạng dinh dưỡng, giải phẫu bệnh, cấp độ khối u, tinh thần và nguyện vọng của bệnh nhân. Hiện nay, các hướng dẫn điều trị ung thư từ Bộ Y tế và các Hiệp hội Ung thư trên thế giới đều nhấn mạnh việc tối ưu hóa hiệu quả điều trị ung thư có sự đóng góp quan trọng của việc phối hợp nhiều liệu pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… (còn gọi là điều trị đa mô thức). Đồng thời, việc đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết còn tùy thuộc từng trường hợp bệnh nhân cụ thể (cá thể hóa).
Các phương pháp điều trị khối u não hiện nay gồm:
- Theo dõi tích cực: Đối với các khối u não lành tính, u phát triển chậm và không gây ra triệu chứng gì, có thể không cần điều trị ngay. Đa phần các trường hợp này, bệnh nhân cần theo dõi tích cực, kiểm tra định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của khối u.
- Phẫu thuật: Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ khối u mà không gây tổn thương cơ quan lành lân cận. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, nông hay sâu, u có giới hạn rõ hay không, bác sĩ sẽ thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần khối u não.
- Xạ trị: Phương pháp này sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị thường áp dụng với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật hoặc những khối u ác tính vị trí ở sâu mà phẫu thuật không thực hiện được.
- Hóa trị: Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư trong não, giúp giảm kích thước khối u. Hóa trị thường được dùng hỗ trợ sau phẫu thuật và sau xạ trị.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng các thuốc có tác dụng vào các yếu tố tăng sinh mạch, tác dụng vào gen và protein (bevacizumab…).
- Vật lý trị liệu: Bệnh nhân ung thư não thường gặp nhiều rối loạn về vận động, đặc biệt là khả năng điều khiển và di chuyển tay chân. Do đó trong và sau quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định các bài tập phục hồi chức năng, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư não
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư não
Các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị… có thể gây ra các tình trạng thay đổi vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược… khiến bệnh nhân ăn uống kém, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Một số phương pháp có thể giúp bệnh nhân ung thư não ăn uống dễ dàng hơn trong quá trình điều trị bao gồm:
- Ăn đúng giờ, đúng bữa;
- Chia các bữa ăn thành bữa nhỏ trong một ngày (thay vì chỉ ăn 3 bữa chính), mỗi bữa ăn cách 2-3 giờ;
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn;
- Trong bữa ăn có thể uống thêm nước để làm mềm thức ăn, hỗ trợ việc nuốt dễ dàng hơn;
- Ăn bất kể thời gian nào trong ngày ngay khi cảm thấy đói và có thể ăn được;
- Ăn nhiều thực phẩm yêu thích;
- Cố gắng đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm, chế biến đa dạng theo nhiều cách khác nhau để kích thích cảm giác thèm ăn của bệnh nhân. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ;
- Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng sức khỏe của bệnh nhân;
- Giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, suy nghĩ tích cực là một phương thức hỗ trợ hiệu quả khi điều trị ung thư.
Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan
Chế độ dinh dưỡng đối với các bệnh nhân ung thư não là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, dinh dưỡng và hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Hiểu được điều này, công ty Cổ Phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Đây là thực dưỡng miễn dịch đầu tiên tại Việt Nam với thành phần Fucoidan, Beta-glucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm và các loại hạt như hạt đậu đỏ, hạt đậu đen, đậu Hà Lan, mè đen, hạt kê. Đặc biệt trong thành phần của sản phẩm có chứa Fucoidan và Beta-glucan rất có lợi đối với các bệnh nhân ung thư. Đây là các chất hỗ trợ giúp cơ thể gia tăng số lượng các tế bào miễn dịch, giúp các tế bào miễn dịch sớm phát hiện và tìm tới để tiêu diệt và loại bỏ những tế bào lạ, giảm thiểu số lượng của các tế bào ung thư. Ngoài ra Nutri Fucoidan còn giúp hạn chế các tác dụng phụ của các phương pháp hóa trị, xạ trị, ngăn ngừa ung thư tái phát. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết nhất.
Căn bệnh ung thư não là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh, có tỉ lệ tử vong cao. Vì vậy mỗi chúng ta cần đặc biệt chú ý, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường thì cần đi thăm khám ngay lập tức.