U não trẻ em và những điều bạn chưa biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Hải

Căn bệnh u não trẻ em đang ngày càng có xu hướng phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này là gì? Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.

Bệnh u não trẻ em là gì?

Căn bệnh u não trẻ em

Căn bệnh u não trẻ em

Bệnh u não trẻ em là tình trạng các tế bào não phát triển một cách bất thường, hình thành các khối u xuất hiện bên trong tổ chức não hoặc mô lân cận. Khi khối u não gia tăng kích thước sẽ gây chèn ép vào các vùng lân cận của não và gây ra các dấu hiệu u não trẻ em như đau đầu, nhìn mờ, tê yếu cơ thể và buồn nôn…

Bệnh u não trẻ em có thể lành tính hoặc ác tính (dẫn tới ung thư). Khối u trong não của trẻ em có thể là khối u nguyên phát (bắt nguồn tại não) hoặc u não thứ phát (còn gọi là khối u di căn não, khối u bắt đầu từ nơi khác sau đó lan ra não). 

Căn bệnh u não ở trẻ có thể có các đặc điểm khác biệt với u não ở người trưởng thành. Dấu hiệu hay các triệu chứng u não trẻ em cần được lưu tâm nhận biết hay nghi ngờ sớm, phát hiện càng sớm càng giúp điều trị kịp thời càng hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ để lại di chứng lâu dài ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Các loại u não trẻ em

Các loại u não ở trẻ em

Các loại u não ở trẻ em

Dưới đây là một số loại u não thường gặp ở trẻ em:

U tế bào hình sao

U tế bào hình sao là dạng u thần kinh đệm, thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt là trẻ có độ tuổi từ 5-8 tuổi. Khối u não này thường được hình thành khi các tế bào hình sao trong não phát triển bất thường do bị hư hỏng hoặc đột biến. Việc đánh giá mức độ phát triển của các khối u tế bào hình sao có ý nghĩa quan trọng giúp các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp. Phân loại u tế bào hình sao thường như sao:

  • U não tế bào hình sao mức độ thấp: Đây là dạng u tế bào hình sao có tốc độ phát triển chậm nhất, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
  • U sao bào lan tỏa: Hay còn được gọi là u sao bào độ 2 hình sao có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, thiếu niên lẫn người trưởng thành. Ở giai đoạn đầu, khối u sao bào lan tỏa thường phát triển chậm, sau đó sẽ tăng dần tốc độ theo thời gian.
  • U tế bào hình sao mất biệt hóa: Hay còn được gọi là u tế bào hình sao độ 3. Đây là dạng u não ở trẻ em ác tính có thể lay lan sang các vị trí khác trong não.
  • U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng: Hay còn được biết tới với tên gọi là u sao bào độ 4. Về cơ bản, khối u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng và u tế bào hình sao là cùng một loại. U sao bào độ 4 có chứa các tế bào ác tính bên trong như tế bào ít nhánh.

U màng não thất

U màng não thất phát triển từ các tế bào thần kinh đệm và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong mô não hoặc cột sống, trong đó, phổ biến nhất là ở vùng tiểu não. Căn bệnh u màng não thất có thể xảy ra ở trẻ em với nguy cơ làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch não tủy dẫn tới tình trạng não úng thủy.

U nguyên bào tủy

U nguyên bào tủy là u não ác tính, xảy ra phổ biến ở trẻ em hơn. Khối u này chiếm khoảng 10% - 20% tỷ lệ mắc phải khối u não nguyên phát và chiếm khoảng 40% tỷ lệ khởi phát khối u ở hố sọ sau. U nguyên bào tủy là loại ung thư biểu mô thần kinh thể phôi có xu hướng lây lan tế bào ác tính xâm lấn toàn bộ hệ thần kinh trung ương với tốc độ nhanh.

U tế bào mầm

U tế bào mầm bắt nguồn từ các tế bào mầm ở phôi thai, chúng có thể là u lành tính hoặc ác tính. U tế bào mầm ở trẻ em nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời tiên lượng bệnh tương đối khả quan. Trong trường hợp đặc biệt, tế bào mầm có thể di chuyển và phát triển khối u tại các bộ phận khác trên cơ thể

U thần kinh đệm thân não

U thần kinh đệm thân não là khối u não ác tính ở thân não được hình thành từ khối u tế bào hình sao. Thân não là vùng não đảm nhận nhiệm vụ truyền tải thông tin đến tủy sống và các cơ quan khác trong cơ thể. U thần kinh đệm thân não tiến triển có thể gây áp lực lớn lên các vùng não khác, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của các dây thần kinh đảm nhiệm vai trò kiểm soát cảm giác trên gương mặt. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tiên lượng bệnh u thần kinh đệm thân não có thể khả quan.

U thần kinh đệm ít nhánh

Đây là khối u phát triển trong não hoặc tủy sống (hiếm gặp). Khối u này phát triển từ tế bào ít nhánh (Oligodendrocytes) – một loại tế bào thần kinh đệm, chiếm 5% trên tổng số trường hợp khối u não nguyên phát. Bệnh u thần kinh đệm ít nhánh có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn.

Triệu chứng u não trẻ em

Triệu chứng u não ở trẻ em

Triệu chứng u não ở trẻ em

Triệu chứng u não ở trẻ có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào phân loại, mức độ cũng như vị trí của khối u. Một số dấu hiệu của u não trẻ em phổ biến như:

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Trong quá trình phát triển, khối u não có xu hướng gây chèn ép các thành phần trong não, từ đó gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ. Triệu chứng của tăng áp lực nội sọ có thể bao gồm:

  • Đau đầu: Trẻ bị u não thường bị đau đầu với cường độ mạnh dần theo thời gian. Trẻ nhỏ bị đau đầu do u não thường có biểu hiện như quấy khóc, bỏ ăn, vật vã…
  • Nôn ói: Khi bị u não, trẻ em thường có xu hướng nôn ói vào buổi sáng. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột và không liên quan tới bữa ăn hoặc vấn đề về tiêu hóa. Nếu không được cải thiện kịp thời, trẻ nôn ói do ảnh hưởng của u não có thể dẫn tới các tình trạng như rối loạn điện giải, mất nước, suy kiệt.
  • Biểu hiện khác: Ngoài ra trẻ bị u não còn có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như ngủ gà, thóp phồng, đường khớp sọ giãn rộng.

Triệu chứng thần kinh khu trú

Tùy thuộc vào từng vị trí xuất hiện khối u não mà các triệu chứng và dấu hiệu thần kinh khu trú ở trẻ sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Rối loạn thăng bằng, di chuyển loạng choạng và dễ bị té ngã
  • Yếu liệt, tê bì một bên cơ thể
  • Rối loạn thị giác
  • Rối loạn nhận thức
  • Gặp khó khăn trong quá trình nói

Thay đổi hành vi

Bệnh u não trẻ em có thể gây ảnh hưởng làm thay đổi hành vi thường ngày của trẻ em. Tình trạng này thường diễn ra âm thầm và phụ huynh cần phải quan sát chặt chẽ để sớm nhận biết các biểu hiện thay đổi hành vi ở trẻ như kích động, ngủ nhiều, mệt mỏi, kém tập trung…

Rối loạn nội tiết

U não có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các vùng não đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát nội tiết của cơ thể. Khi đó, trẻ bị u não có thể gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết. Một số biểu hiện phổ biến như: 

  • Chậm phát triển về thể lực
  • Dậy thì muộn do giảm tiết hormone sinh dục
  • Dậy thì sớm do tăng tiết hormone sinh dục
  • Đái tháo nhạt
  • Một số các triệu chứng khác như phù gai thị, xảy ra bất thường ở mắt, động kinh…

Nguyên nhân u não ở trẻ

Nguyên nhân gây u não ở trẻ

Nguyên nhân gây u não ở trẻ

Hiện nay, nguyên nhân hình thành u não ở trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể. Thông thường, khối u não ở trẻ khởi phát khi DNA của tế bào não thay đổi. Bởi lẽ, ở các tế bào khỏe mạnh, DNA đảm nhiệm vai trò hướng dẫn tế bào phát triển một cách bình thường với tốc độ ổn định. Mặt khác, khi DNA trong tế bào bị thay đổi sẽ khiến cho các tế bào phát triển bất thường, dẫn tới việc hình thành khối u.

Một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành u não ở trẻ, bao gồm:

  • Tiếp xúc với bức xạ: Trường hợp trẻ em thường xuyên phải tiếp xúc với bức xạ để điều trị u não có thể làm tăng nguy cơ khởi phát khối u khác trong não.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu:Nguy cơ khởi phát u não ở trẻ em có thể gia tăng khi sức khỏe hệ miễn dịch bị suy yếu. Một số nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch ở trẻ bao gồm sử dụng thuốc kiểm soát miễn dịch, mắc phải các bệnh tự miễn.
  • Yếu tố di truyền: Một số hội chứng có xu hướng di truyền có thể gây tăng nguy cơ khởi phát bệnh u não trẻ em, bao gồm u xơ thần kinh, hội chứng Turcot, hội chứng Gorlin, hội chứng Cowden…

U não trẻ em có nguy hiểm không?

U não trẻ em có nguy hiểm không?

U não trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh u não có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ. Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh u não thường dễ bị nhầm với các dấu hiệu thông thường. Khi căn bệnh u não tiến triển nghiêm trọng, trẻ mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm giảm hiệu quả chữa trị và tăng nguy cơ khởi phát các biến chứng u não nguy hiểm.

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Đặc biệt, các bậc cha mẹ có thể bảo vệ sức khỏe của bé ngay hôm nay bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp cùng việc sử dụng sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Sản phẩm này được làm từ Fucoidan, Beta-glucan, gạo lứt huyết rồng, các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu hà lan, mè đen, có tác dụng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào lạ gây ung thư, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nutri Fucoidan là sản phẩm được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn với sức khỏe của người dùng, nên các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm trong quá trình sử dụng cho bé. 

Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

 

Bài viết liên quan

scrolltop