Trẻ bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải

Khi trẻ bị cảm lạnh, việc phát hiện sớm và chăm sóc kịp thời là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc sức đề kháng kém.

Trẻ bị cảm lạnh là gì?

Trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh lý viêm đường hô hấp trên do virus gây ra, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Trung bình, một trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh hơn 8 lần mỗi năm, chủ yếu vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết lạnh, đặc biệt trong mùa thu và đông. Dù phần lớn các trường hợp chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, nhưng cảm lạnh vẫn khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Nếu không được xử lý đúng cách, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, cảm lạnh chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng ngừa hoàn toàn. Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ là rất quan trọng. Đồng thời, khi phát hiện các dấu hiệu cảm lạnh, phụ huynh cần chú ý theo dõi và áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp để giúp trẻ nhanh hồi phục.

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh

Có hơn 200 loại virus có khả năng khiến trẻ bị cảm lạnh, trong đó Rhinovirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Các loại virus này lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp. Trẻ có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với các giọt bắn chứa virus từ người bệnh trong lúc ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, tiếp xúc với nguồn bệnh như nước bọt, dịch mũi hay tay nhiễm virus, sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng cũng là con đường lây lan phổ biến.

Virus cảm lạnh còn có khả năng tồn tại lâu trên các bề mặt, khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh khi dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ chơi hoặc các vật dụng của người mắc bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh làm suy giảm khả năng đề kháng.
  • Hít phải khói thuốc lá thụ động.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm ướt.
  • Không được giữ ấm đúng cách trong thời tiết lạnh.
  • Nhạy cảm với thay đổi thời tiết, dễ dị ứng.
  • Thường xuyên đến trường, nhà trẻ hoặc tiếp xúc nhiều nơi đông người.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Thông thường, sau 1 – 3 ngày kể từ khi nhiễm virus, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh. Tùy thuộc vào từng trường hợp, biểu hiện của trẻ có thể khác nhau, nhưng thường gặp các dấu hiệu sau:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Ban đầu, nước mũi thường loãng và trong, sau đó trở nên đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh. Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình bệnh và không phải dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Ngứa cổ, đau họng, hắt hơi, ho.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
  • Sốt nhẹ.
  • Một số trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Cách điều trị cảm lạnh ở trẻ

Cách điều trị trẻ bị cảm lạnh

Cách điều trị trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh thường có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nặng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như lấy dịch hầu họng hoặc chụp X-quang nhằm loại trừ các bệnh lý khác.

Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh sẽ tự cải thiện sau khoảng 7 – 10 ngày, nhưng tình trạng ho có thể kéo dài hơn. Việc điều trị cảm lạnh hiện nay chủ yếu tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Một số biện pháp chăm sóc được khuyến nghị bao gồm:

  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Bổ sung đủ nước và điện giải để duy trì sức khỏe.
  • Làm ẩm không khí và giữ môi trường sống thông thoáng
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng với thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn hoặc đồ uống có ga.
  • Không tắm nước lạnh cho trẻ.
  • Tăng cường bổ sung vitamin tự nhiên từ trái cây và rau củ.

Đối với các triệu chứng như ho, nghẹt mũi hoặc đau đầu, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đảm bảo liều lượng an toàn và phù hợp. Lưu ý rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cảm lạnh do bệnh gây ra bởi virus, nên bố mẹ không nên tự ý sử dụng để tránh nguy cơ kháng kháng sinh và các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách phòng tránh trẻ bị cảm lạnh

Để bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh, cách hiệu quả nhất là tăng cường hệ miễn dịch và giữ ấm cơ thể hợp lý, đặc biệt trong mùa lạnh. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh mà phụ huynh nên áp dụng:

  • Rửa tay sạch sẽ: Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn. Đồng thời, giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ đôi tay sạch để ngăn ngừa bệnh.
  • Tránh chạm vào mặt: Nhắc trẻ hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng, đặc biệt khi tay chưa được vệ sinh.
  • Giữ vệ sinh không gian sống: Thường xuyên lau dọn và khử khuẩn các khu vực trẻ tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn ghế
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Hướng dẫn trẻ dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng khi ho, hắt hơi và bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác ngay, sau đó rửa tay sạch.
  • Không dùng chung đồ cá nhân: Tránh để trẻ sử dụng chung các vật dụng như ly uống nước, muỗng, đồ chơi với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh để trẻ gần gũi với người có dấu hiệu cảm lạnh hoặc đang mắc bệnh.
  • Đeo khẩu trang nơi đông người: Bảo vệ trẻ bằng cách đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng hoặc chỗ đông người.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, tập trung vào thực phẩm giàu vitamin để tăng sức đề kháng.
  • Giữ cân bằng hoạt động hàng ngày: Đảm bảo trẻ có đủ thời gian nghỉ ngơi, học tập và vui chơi hợp lý.
  • Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên để cải thiện sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Ngoài ra, để hạn chế cảm lạnh cho trẻ, bạn có thể bổ sung thêm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan cho trẻ. 

Nutri Fucoidan, với công thức chứa nhiều thành phần quý giá từ tự nhiên, có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ em. Sản phẩm kết hợp các dưỡng chất như Fucoidan từ tảo nâu Mozuku, Beta-glucan từ 9 loại nấm Nhật Bản, cùng các loại hạt và ngũ cốc giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

Lợi ích của Nutri Fucoidan trong phòng ngừa cảm lạnh:

Tăng cường hệ miễn dịch:

  • Fucoidan và Beta-glucan là hai hợp chất nổi bật với khả năng kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể trẻ chống lại sự tấn công của virus gây cảm lạnh.
  • Các vitamin và khoáng chất từ các loại hạt và gạo lứt huyết rồng nảy mầm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, giúp cơ thể khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng.

Chống viêm, hỗ trợ phục hồi:

  • Fucoidan có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp – một trong những nguyên nhân phổ biến gây cảm lạnh.

Duy trì sức khỏe tổng thể:

  • Công thức thực dưỡng của Nutri Fucoidan giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cân bằng năng lượng, và tăng sức bền cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trong thời gian thời tiết thay đổi.

Cách dùng phù hợp cho trẻ:

  • Pha một lượng Nutri Fucoidan vừa đủ với nước ấm, cho trẻ uống đều đặn hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Sản phẩm phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là những bé có thể trạng yếu, hay mắc các bệnh vặt hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường đông người.

Với khả năng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng toàn diện, Nutri Fucoidan không chỉ giúp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả mà còn bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ nhỏ. Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.


 

Bài viết liên quan

scrolltop