Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội
Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nếu không may gặp tình trạng này thì bạn cần phải nhanh chóng điều trị để ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Hãy cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết tới với tên gọi là đái tháo đường thai kỳ, là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Căn bệnh này thường được phát hiện ở tuần thai thứ 24 tới 28.
Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường trong thai kỳ thì cũng không đồng nghĩa với việc họ đã mắc căn bệnh này từ lúc mang thai hay sau khi sinh con có thể bị. Tuy nhiên căn bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến cho các mẹ bầu tăng nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Ngoài ra, nếu căn bệnh này không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ở trẻ và đồng thời gây ra một số biến chứng về sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Rất hiếm khi căn bệnh tiểu đường trong thai kỳ gây ra những triệu chứng rõ rệt. Căn bệnh này chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng tiểu đường bao gồm:
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt
Có cảm giác khát nước liên tục
Ngủ ngáy
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Thông thường, khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm chuyển thành một loại đường mang tên glucose. Đường này sau khi đi vào máu sẽ di chuyển tới các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan được gọi là tuyến tụy sẽ tạo ra loại hormone có tên là insulin, có tác dụng vận chuyển đường vào các tế bào cũng như giúp làm giảm hàm lượng đường trong máu.
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai chính là cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho bé sẽ tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này có thể sẽ khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn.
Để có thể giữ được lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ cần phải tạo ra nhiều insulin hơn (có thể gấp 3 lần so với bình thường). Trong trường hợp tuyến tụy không có khả năng tạo ra đủ insulin thì lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể sẽ tăng lên nếu mẹ bầu gặp phải các tình trạng như:
Mẹ bầu gặp tình trạng thừa cân, béo phì trước khi mang thai
Tăng cân quá nhanh và khó kiểm soát trong thời kỳ mang thai
Có người thân ruột thịt mắc căn bệnh đái tháo đường tuýp 2
Có hàm lượng đường trong máu tăng cao nhưng vẫn chưa đủ chuẩn đoán thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hiện tượng này là tiền tiểu đường
Thai phụ có tiền sử mắc bệnh ở những lần mang thai trước
Thai phụ trên 35 tuổi
Thai phụ từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg
Thai phụ thường bị lưu thai, sinh con bị dị tật hoặc sinh non
Thai bị đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang
Phương pháp chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Để có thể chẩn đoán được căn bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho thai phụ bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu của thai phụ. Thông thường, thai phụ sẽ được tầm soát thường quy bằng phương pháp dung nạp glucose trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 24 tới tuần thai thứ 28 của tuổi thai.
Với phương pháp xét nghiệm dung nạp glucose, thai phụ sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 giờ, trước khi thực hiện xét nghiệm. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy máu của thai phụ trước và sau khi bạn uống một loại chất lỏng có chứa 75g đường. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết thai phụ có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
Không có biện pháp phòng tránh căn bệnh tiểu đường thai kỳ tuyệt đối, tuy nhiên nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước hoặc trong khi mang thai thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm thiểu đáng kể. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả:
Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít hàm lượng chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt…
Thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
Giữ cân nặng hợp lý trong quá trình mang thai
Tránh tăng cân quá mức so với khuyến nghị trong thời kỳ mang thai
Thực dưỡng Nutri Fucoidan
Với mong muốn chăm sóc sức khỏe mẹ bầu một cách tốt nhất, Công ty Cổ phần Dược Phẩm THT Pharma đã cho ra đời sản phẩm thực dưỡng Nutri Fucoidan dựa vào nguyên lý cân bằng âm dương. Đây là thực dưỡng miễn dịch đầu tiên của Việt Nam có sự kết hợp độc đáo giữa các loại ngũ cốc, Fucoidan cùng Betaglucan được chiết xuất từ một số loại nấm quý hiếm theo công nghệ Nhật Bản.
Sản phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm đạm thực vật, các loại vitamin B1, vitamin B3, vitamin B6, vitamin E, vitamin D; chất xơ; các yếu tố vi lượng như Fe, Canxi, K… Thực dưỡng Nutri Fucoidan giúp bổ sung vitamin, tăng cường sức khỏe, giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong quá trình mang thai. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở các thai phụ. Hãy liên hệ ngay với THT Pharma để được tư vấn chi tiết về sản phẩm này theo hotline: 0866.205.833.
Tiểu đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thời kỳ mang thai như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó mẹ bầu cần phải có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh và cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở uy tín để được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.