Nguyên nhân ung thư vú - Yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến và là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới hiện nay. Điều đáng lo ngại nhất chính là căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa nhưng nhiều chị em lại không nắm được các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Hãy cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về các yếu tố rủi ro dẫn tới nguyên nhân ung thư vú qua bài viết dưới đây để từ đó giúp chị em phòng tránh căn bệnh này tốt hơn nhé.

Ung thư vú là bệnh gì?

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ở vú phát triển không kiểm soát được

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ở vú phát triển không kiểm soát được

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do các tế bào ở vú phát triển không kiểm soát, tạo nên những khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Theo thống kê của Globocan vào năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư vú trên toàn cầu ở nữ giới là 24.5%, cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Tại Việt Nam, mỗi năm sẽ có khoảng 21.555 ca mắc mới và hơn 9.315 người tử vong do ung thư vú.

Nguyên nhân ung thư vú

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú

Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể xác định rõ được nguyên nhân ung thư vú. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết ung thư vú thường bắt đầu từ các tế bào trong ống dẫn sữa (ung thư biểu mô ống tuyến vú xâm lấn). Nguyên nhân ung thư vú có thể bắt đầu trong các mô tuyến hay còn được gọi là tiểu thù hoặc trong các tế bào hay mô khác nằm bên trong vú.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xác định các yếu tố nội tiết, lối sống và môi trường có thể làm tăng hoặc thúc đẩy sự phát triển của căn bệnh ung thư vú. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không có yếu tố rủi ro nhưng vẫn mắc ung thư vú, trong khi những đối tượng khác có yếu tố rủi ro lại không mắc bệnh. Điều này cho thấy rằng có khả năng căn bệnh này được gây ra bởi sự tương tác phức tạp giữa các cấu trúc di truyền và môi trường sống.

Ước tính có khoảng 5-10% ca ung thư vú có liên quan tới đột biến gen, được di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Gen đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú được xác định là gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2).

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không thể thay đổi được

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với nam giới

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với nam giưới

Giới tính

Sinh ra là phụ nữ thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nam giới cũng có thể mắc căn bệnh này nhưng tỉ lệ chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp.

Tuổi tác

Nguyên nhân bị ung thư vú có thể gia tăng theo độ tuổi, đặc biệt là những người phụ nữ sau 50 tuổi.

Kế thừa những thay đổi gen nhất định

Đột biến gen di truyền BRCA1 và gen BRCA2 là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh ung thư vú. Bình thường, hai gen này tạo ra các protein sửa chữa DNA bị hư hỏng. Khi bị đột biến thì có thể dẫn tới sự phát triển các tế bào bất thường, từ đó dẫn tới căn bệnh ung thư. Vì vậy đột biến gen cũng là một trong những rủi ro nguyên nhân ung thư vú.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, một người phụ nữ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có đến 7/10 khả năng bị mắc ung thư vú trước tuổi 80. Nguy cơ này cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng các thành viên trong gia đình đã bị mắc ung thư vú. Cụ thể, gia đình có càng nhiều người bị ung thư vú thì nguy cơ mắc căn bệnh này của bạn càng cao.

Phụ nữ có một trong những đột biến gen này có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh khi còn trẻ, ung thư cả 2 bên vú cũng như có nguy cơ cao phát triển ung thư buồng trứng và một số căn bệnh ung thư khác. Ngoài ra, nam giới thừa hưởng một trong những gen này cũng có nguy cơ mắc ung thư vú và một số bệnh ung thư khác cao hơn so với người bình thường.

Các đột biến gen khác có thể dẫn tới căn bệnh ung thư vú di truyền:

  • Gen ATM: Gen ATM thường giúp sửa chữa DNA bị hư hỏng hoặc tiêu diệt tế bào nếu không thể sửa chữa được. Kế thừa 2 bản sao bất thường của gen này có thể gây ra chứng mất điều hòa - giãn mạch. Kế thừa một bản sao bất thường của gen này có thể liên quan tới tỷ lệ mắc ung thư vú ở một số người.
  • Gen PALB2: Gen PALB2 tạo ra một loại protein tương tác với protein do gen BRCA2 tạo ra. Đột biến trong gen này có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
  • Gen TP53: Đây là gen có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có DNA bị hư hỏng. Đột biến di truyền của gen TP53 gây ra hội chứng Li-Fraumeni. Những người mắc hội chứng này có nguy cơ mắc ung thư, cũng như một số bệnh ung thư khác như bệnh bạch cầu, u não và sarcoma (ung thư xương hoặc mô liên kết). Đột biến gen này cũng là một nguyên nhân hiếm gặp của căn bệnh ung thư vú.
  • Gen CHEK2: Đây là một gen khác thường giúp sửa chữa DNA. Đột biến CHEK2 giúp làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Gen PTEN: Gen PTEN thường giúp điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Các đột biến di truyền ở gen này có thể gây ra hội chứng Cowden - một hội chứng rối loạn hiếm gặp và có nguy cơ mắc cả ung thư và khối u lành tính ở vú, đường tiêu hóa, tuyến giáp, tử cung hoặc buồng trứng.
  • Gen CDH1: Các đột biến di truyền ở gen này thường gây ra căn bệnh ung thư dạ dày lan tỏa di truyền, một loại ung thư dạ dày khá hiếm gặp. Phụ nữ có đột biến gen này cũng tăng nguy cơ mắc ung thư vú tiểu thùy xâm lấn.
  • Gen STK11: Khuyến khuyết gen này có thể dẫn tới hội chứng Peutz-Jeghers. Những người mắc chứng rối loạn này có các đốm sắc tố trên môi và trong miệng, polyp trong đường tiết niệu và tiêu hóa, đồng thời có nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cao hơn, bao gồm cả ung thư vú.

Hiện nay các xét nghiệm gen di truyền có thể giúp phát hiện ra các đột biến ở gen BRCA1, BRCA2 và các gen PTEN, TP53… Thông thường, phương pháp này được chỉ định đối với những phụ nữ đã được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú hoặc người có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú cao như có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú

Phụ nữ có người thân trong gia đình mắc ung thư vú thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác

Phụ nữ có người thân trong gia đình mắc ung thư vú thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác

Nữ giới có người thân mắc ung thư vú thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Cụ thể, nếu gia đình có một người thân thuộc hệ thứ nhất như mẹ hay chị gái, em gái, con gái mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc căn bệnh này của bạn cao gấp 2 lần. Có 2 người thân mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ sẽ tăng lên gấp 3 lần. Nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng lên cao nếu có bố hoặc anh trai mắc căn bệnh này.

Bên cạnh đó, phụ nữ từng mắc ung thư ở một bên vú có nguy cơ cao phát triển ung thư vú mới ở bên còn lại hoặc ở vị trí khác của cùng một vú.

Chủng tộc và dân tộc

Nhìn chung, phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút so với những người phụ nữ Mỹ gốc Phi, mặc dù khoảng cách giữa họ đã được thu hẹp trong những năm gần đây. Ở phụ nữ dưới 40 tuổi, ung thư vú phổ biến hơn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi. Phụ nữ Mỹ gốc Phi cũng có nhiều khả năng chết vì ung thư vú ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ gốc Á, gốc Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa có nguy cơ phát triển và tử vong do căn bệnh ung thư vú thấp hơn.

Nguy cơ ở các nhóm khác nhau cũng sẽ khác nhau tùy từng loại ung thư vú. Ví dụ, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú bộ ba âm tính ít phổ biến hơn.

Phụ nữ có chiều cao cao hơn

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ có chiều cao cao có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ thấp hơn. Lý do vẫn chưa thể xác định được chính xác, tuy nhiên nó có thể có liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm như dinh dưỡng, các yếu tố di truyền hay yếu tố nội tiết.

Phụ nữ có mô vú dày đặc

Vú được tạo thành từ nhiều mô mỡ, mô xơ và mô tuyến. Mô vú được xác định là dày khi chụp X-quang tuyến vú thấy có nhiều mô tuyến và mô xơ hơn mô mỡ. Phụ nữ có mật độ vú dày có nguy cơ mắc căn bệnh ung thư vú cao hơn so với phụ nữ có mật độ vú trung bình. Ngoài ra, mô vú dày đặc cũng có thể khiến cho việc phát hiện ung thư trên phim chụp X-quang tuyến vú trở nên khó khăn hơn. 

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới mật độ mô vú phải kể tới như tuổi tác, tình trạng mãn kinh, sử dụng một số các loại thuốc bao gồm cả liệu pháp hormone mãn kinh, mang thai hay di truyền.

Có một số tình trạng thay đổi vú lành tình

Phụ nữ được chẩn đoán mắc một số bệnh lành tính vú (không phải ung thư) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường. Các bác sĩ thường chia các tình trạng vú lành tính thành nhiều nhóm khác nhau, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ này như:

  • Tổn thương không tăng sinh: Tình trạng này dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú hoặc nếu có thì nguy cơ gia tăng là rất nhỏ, bao gồm: Xơ hóa hoặc u nang đơn giản (đôi khi được gọi là thay đổi xơ nang), tăng sản nhẹ, Adenosis (không xơ hóa), khối u diệp thể (lành tính), u nhú đơn độc, hoại tử mỡ, giãn ống dẫn sữa, xơ hóa quanh ống dẫn sữa, vôi hóa liên quan tới biểu mô, các khối u khác (u mỡ, u mạch máu, u sợi thần kinh).
  • Viêm vú (Nhiễm trùng vú) không phải là khối u và không làm tăng nguy cơ ung thư vú
  • Tổn thương tăng sinh điển hình (bất thường tế bào): Tình trạng này thường có sự phát triển quá mức của các tế bào trong ống dẫn hoặc tiểu thùy của vú, nhưng các tế bào trông không có gì bất thường. Nhóm sang thương này dường như làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú của phụ nữ, bao gồm: bướu sợi tuyến, tăng sản ống tuyến vú thông thường, một số loại bướu nhú lành tình, sẹo tỏa tia.
  • Tổn thương tăng sinh không điển hình: Trong những tình trạng này, các tế bào trong ống dẫn hoặc tiểu thùy của mô vú phát triển quá mức và một số tế bào trông không còn bình thường nữa. Nguy cơ ung thư vú cao hơn khoảng 4 tới 5 lần so với bình thường ở những người phụ nữ có thay đổi này. Nếu một phụ nữ cũng có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, tăng sản hoặc tăng sản không điển hình sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Những loại tổn thương này bao gồm: tăng sản ống tuyến vú không điển hình (ADH), tăng sản tiểu thùy không điển hình (ALH), ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS).

Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm

Nữ giới hành kinh sớm (trước 12 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân có thể là do có tiếp xúc lâu hơn với hormone estrogen và progesterone.

Mãn kinh muộn

Phụ nữ có nhiều chu kì kinh nguyệt và khi trải qua thời kỳ mãn kinh muộn (thường sau 55 tuổi) sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường. Bởi họ thường phải tiếp xúc lâu hơn với các hormone estrogen và progesterone.

Xạ trị vùng ngực

Phụ nữ đã từng trải qua xạ trị ở ngực nhằm điều trị một bệnh ung thư khác khi còn trẻ sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú. Nguy cơ này còn phụ thuộc vào độ tuổi khi xạ trị, cao nhất đối với những phụ nữ đã xạ trị khi còn là thiếu niên hoặc thanh niên (khi tuyến vú vẫn đang phát triển) và thường không làm tăng nguy cơ ung thư vú khi thực hiện xạ trị sau 40 - 45 tuổi.

Tiếp xúc với chất diethylstilbestrol

Từ những năm 1940 đến đầu năm 1970, một số phụ nữ mang thai được cho dùng một loại thuốc giống như estrogen mang tên DES, vì người ta cho rằng loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ sảy thai, có nguy cơ phát triển ung thư vú tăng nhẹ. Phụ nữ có mẹ dùng DES khi mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú liên quan tới lối sống

Bên cạnh một số yếu tố làm tăng nguyên nhân ung thư vú không thể thay đổi được như Nutri Fucoidan đã chia sẻ ở trên, còn có những yếu tố nguy cơ liên quan tới lối sống mà bạn có thể kiểm soát được. Chị em cần lưu ý một số yếu tố dưới đây để làm giảm khả năng mắc ung thư vú:

Lạm dụng rượu

 Phụ nữ uống rượu bia có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người không uống

Phụ nữ uống rượu bia có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người không uống

Uống rượu được cho là có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú và nguy cơ này làm tăng theo lượng rượu tiêu thụ. Cụ thể, phụ nữ khi uống 1 ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú khoảng 7% - 10% so với những người không sử dụng và nguy cơ này tăng lên khoảng 20% khi uống 2-3 ly rượu/ngày.

Ngoài ung thư vú, rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Do đó, tốt nhất bạn không nên uống rượu, nếu có thì cũng không nên uống quá 1 ly mỗi ngày.

Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Cụ thể, trước khi mãn kinh, hầu hết estrogen được sản xuất từ buồng trứng, một phần nhỏ được sản xuất từ mô mỡ. Sau khi mãn kinh (buồng trứng ngừng sản xuất estrogen), hầu hết estrogen đến từ mô mỡ. Quá nhiều mô mỡ có thể làm tăng nồng độ estrogen và tăng khả năng mắc ung thư vú.

Mức insulin có trong máu phụ nữ thừa cân cũng có xu hướng cao hơn so với bình thường. Hàm lượng insulin có trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt trong đó có ung thư vú.

Cân nặng cũng có những tác động khác nhau đối với các loại ung thư vú. Ví dụ: Thừa cân sau mãn kinh có mối liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ mắc ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Thừa cân trước khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú bộ ba âm tính (ung thư có thụ thể estrogen, progesterone và HER2 âm tính) nhưng ít phổ biến hơn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, nên duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời và tránh tăng cân quá mức bằng cách ăn uống khoa học và hoạt động thể chất thường xuyên.

Không hoạt động thể chất

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Chỉ cần vận động vài giờ mỗi tuần cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú và nếu tăng thời gian tập luyện, hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú sẽ cao hơn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi tuần, người trưởng thành nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải 150 phút - 300 phút hoặc hoạt động với cường độ mạnh 75 - 150 phút hoặc có thể kết hợp cả hai. Đạt hoặc vượt giới hạn trên 300 phút là lý tưởng nhất.

Không sinh con

Phụ nữ không sinh con có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường

Phụ nữ không sinh con có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với bình thường

Phụ nữ chưa sinh con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Mang thai nhiều lần và mang thai khi còn trẻ sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc mang thai đối với nguy cơ mắc ung thư vú tương đối phức tạp. Nguy cơ ung thư vú cao hơn trong khoảng 10 năm đầu tiên sau khi sinh sinh và sau đó sẽ thấp dần theo thời gian.

Không cho con bú

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc cho con bú có thể làm giảm nhẹ nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt là kéo dài trong một năm hoặc hơn. Nguyên nhân được cho là việc cho con bú làm giảm tổng số chu kỳ kinh nguyệt trong đời của người phụ nữ.

Cách ngừa thai

Một số phương pháp ngừa thai sử dụng hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

  • Thuốc tránh thai: Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người không bao giờ sử dụng. Sau khi ngưng thuốc, nguy cơ này sẽ trở lại bình thường trong khoảng 10 năm.
  • Tiêm người thai: Tiêm progesterone tác dụng kéo dài 3 tháng một lần để tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Cấy que tránh thai, dụng cụ tử cung, miếng dán da, vòng âm đạo: Những hình thức tránh thai này cũng sử dụng hormone, theo ký thuyết có thể thúc đẩy ung thư vú phát triển.

Túi ngực trong vú

Túi ngực trong vú không liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc các loại ung thư vú phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có liên quan tới một số loại ung thư khác như:lympho tế bào lớn anaplastic liên quan tới túi ngực trong vú và các u lympho khác, cũng như ung thư biểu mô tế bào vảy.

Những bệnh ung thư này cóc thể hình thành trong mô sẹo (viêm nang) xung quanh túi độn và chúng có thể xuất hiện dưới dạng một khối u, một tập hợp chất lỏng, sưng đau, những thay đổi ở da gần túi độn hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng vú.

Liệu pháp hormone mãn kinh

  • Liệu pháp hormone mãn kinh với estrogen đã được sử dụng trong nhiều năm để giảm các triệu chứng mãn kinh và giúp ngăn ngừa loãng xương. 
  • Liệu pháp hormone kết hợp: Sử dụng liệu pháp hormone kết hợp sau khi mãn kinh làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sự gia tăng nguy cơ này thường thấy sau khoảng 4 năm sử dụng. Phương pháp này cũng làm tăng khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn tiến triển. Nguy cơ ung thư vú có thể làm giảm xuống trong vòng khoảng 5 năm sau khi ngừng điều trị, mặc dù nguy cơ gia tăng không biến mất hoàn toàn.

Trên đây là một số yếu tố nguy cơ tạo nên nguyên nhân ung thư vú mà Nutri Fucoidan muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các chị em có thể nắm được các yếu tố nguy cơ, từ đó có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Cơ chế chống lại ung thư từ Nutri Fucoidan

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Ngoài ra, mỗi chúng ta cần phải bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Công ty Cổ Phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Nutri Fucoidan giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. 

Sản phẩm có thành phần chính Fucoidan được chiết xuất từ loại tảo nâu Mozuku Nhật Bản, có tác dụng chống lại các tế bào ung thư với các cơ chế tác động như:

  • Kích hoạt chu trình tự chết của các tế bào ung thư, từ đó khiến chúng sinh ra và chết đi như những tế bào bình thường
  • Bao vây, triệt tiêu nguồn dinh dưỡng nuôi khối u
  • Ngăn ngừa tình trạng di căn của các khối u
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị

Bên cạnh đó các thành phần như Beta-glucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm và các loại hạt còn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833.

 

Bài viết liên quan

scrolltop