Hóa trị là gì? Tìm hiểu chi tiết về phương pháp điều trị ung thư

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư chính và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào từng loại ung thư, giai đoạn ung thư cũng như tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà phương pháp này sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện. Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết hóa trị là gì? Ưu nhược điểm và cách thực hiện phương pháp này như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Hóa trị là gì?

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư chính

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư chính

Hóa trị là gì? Hóa trị được biết tới là một trong những liệu pháp điều trị ung thư chính hiện nay, bên cạnh các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp trúng đích… Phương pháp hóa trị sử dụng các loại thuốc với mục đích nhằm phá hủy các tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào này phát triển, phân chia và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.

Theo Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội, bởi vì các tế bào ung thư sẽ phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh bình thường nên phương pháp hóa trị sẽ tác động lên các tế bào ung thư nhiều hơn so với các tế bào bình thường. Tuy nhiên, thuốc hóa trị vẫn có thể gây ảnh hưởng nhất định lên một số tế bào bình thường, dẫn tới việc bệnh nhân có thể xuất hiện một số tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ của bệnh nhân ung thư khi thực hiện hóa trị có thể dự phòng và giảm mức độ được để hạn chế phải kéo dài thời gian điều trị hoặc sử dụng điều trị. Chính vì vậy, các bệnh nhân cần phải lắng nghe ý kiến và tuân thủ đúng các chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Tại sao cần dùng phương pháp hóa trị với các bệnh nhân ung thư?

Hóa trị giúp điều trị ung thư hiệu quả

Hóa trị giúp điều trị ung thư hiệu quả

Theo Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội, hóa trị được chỉ định trong quá trình điều trị hầu hết các loại bệnh ung thư, tùy theo từng bệnh, từng giai đoạn, tùy từng tình trạng người bệnh mà sẽ có phác đồ phù hợp. 

Hóa trị ung thư có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển, phân chia và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể. Phương pháp này tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư, giúp thu nhỏ khối u và giảm giai đoạn bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân tiếp tục các phương pháp điều trị như phẫu thuật hoặc xạ trị. Ngoài ra, hóa trị còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau nhức và chèn ép, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với những người vừa phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị cũng được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc di căn.

Ưu và nhược điểm của phương pháp hóa trị đối với căn bệnh ung thư

Ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị

Ưu nhược điểm của phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị ung thư cũng có những ưu và nhược điểm nhất định:

Ưu điểm 

Hóa trị có vai trò tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của khối u, ngăn chặn quá trình phân chia và lan rộng của chúng trong cơ thể, đồng thời giúp giảm bớt các triệu chứng chèn ép và xâm lấn ở bệnh nhân.

Nhược điểm 

Mặc dù có nhiều ưu điểm, hóa trị cũng tồn tại hạn chế khi gây ra nhiều tác dụng phụ, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nguyên nhân là do thuốc hóa trị không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Phương pháp hóa trị được thực hiện như thế nào?

Thực hiện hóa trị với bệnh nhân ung thư

Thực hiện hóa trị với bệnh nhân ung thư

Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội cho biết, thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể của bệnh nhân theo 2 đường chính là đường uống hoặc tiêm truyền. Tùy thuộc vào từng loại bệnh ung thư cụ thể, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc và cách thực hiện phù hợp nhất.

Hóa trị đường uống

Một số loại thuốc hóa trị ung thư có thể đưa vào cơ thể bằng đường uống. Thuốc có thể được bào chế ở dạng viên, dạng lỏng hoặc dạng con nhộng. Sau khi uống, thuốc sẽ được hấp thu ở dạ dày, dịch tiêu hóa có trong dạ dày sẽ phá vỡ lớp màng của thuốc, giúp thuốc phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể bị dịch tiêu hóa ở dạ dày làm mất tác dụng hoặc làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải lưu ý những biểu hiện sau khi uống thuốc để được hướng dẫn phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Hóa trị tiêm dưới da

Thuốc hóa trị liệu dạng sinh học thường được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da. Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm ngắn để tiêm thuốc vào lớp dưới da, tránh không thâm nhập sâu vào cơ. Phương pháp này đặc biệt phù hợp cho bệnh nhân có lượng tiểu cầu thấp, vì nó giảm nguy cơ chảy máu so với tiêm bắp.

Hóa trị truyền tĩnh mạch

Một số loại thuốc cần được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, với thời gian điều trị kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Tuy nhiên, có những loại thuốc cần được truyền liên tục trong vài ngày đến vài tuần để đạt hiệu quả cao hơn, phương pháp này thường được gọi là hóa trị truyền liên tục.

Hóa trị tiêm bắp

Tương tự như tiêm dưới da, trong hóa trị tiêm bắp, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm lớn hơn để đưa thuốc sâu vào lớp cơ, giúp thuốc thấm vào các mô cơ. Tuy nhiên, phương pháp này khiến thuốc hấp thụ chậm hơn so với tiêm dưới da và truyền tĩnh mạch.

Hóa trị nội động mạch

Động mạch là mạch máu chính vận chuyển máu từ tim đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Một số loại thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp vào động mạch, giúp thuốc tiếp cận nhanh chóng và tập trung vào khu vực có khối u của bệnh nhân ung thư.

Một số tác dụng phụ của hóa trị

Một số tác dụng phụ của phương pháp hóa trị

Một số tác dụng phụ của phương pháp hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư toàn thân, vì vậy bên cạnh việc tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc hóa trị cũng có thể tác động đến các tế bào khỏe mạnh. Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, loại thuốc được sử dụng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các tác dụng phụ có thể xuất hiện, từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Giảm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu

Thuốc hóa trị thường ảnh hưởng đến các tế bào có khả năng phát triển và phân chia nhanh, do đó các tế bào như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu dễ bị tác động. Điều này có thể khiến bệnh nhân ung thư bị thiếu máu, dễ bầm tím hoặc nhiễm trùng do sự giảm số lượng và chất lượng của các tế bào này.

Rụng tóc, sạm da

Các tế bào da, tóc và móng cũng có khả năng phát triển và phân chia nhanh, nên dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc hóa trị. Hậu quả là bệnh nhân ung thư có thể gặp tình trạng rụng tóc, sạm da và bong tróc da.

Chán ăn, buồn nôn và nôn

Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân ung thư có thể gặp tình trạng chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Để khắc phục, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn, chọn thức ăn ít mùi và bổ sung thêm hoa quả tươi để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Tiêu chảy

Bên cạnh chán ăn, buồn nôn và nôn, bệnh nhân ung thư cũng có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Để tránh tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm lành tính và hạn chế dầu mỡ.

Loét niêm mạc miệng

Một số bệnh nhân có thể bị viêm loét niêm mạc miệng khi điều trị bằng hóa trị. Để giảm thiểu tình trạng này, bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ nước và ăn thức ăn mềm, lỏng để không gây tổn thương cho niêm mạc.

Theo Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội, các tác dụng phụ của hóa trị thường giảm dần sau khi dừng thuốc, vì vậy bệnh nhân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác nhằm giảm bớt tác dụng phụ.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị

Để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị, bác sĩ Trần Nhật Tiến khuyến cáo gia đình nên lưu ý:

  • Động viên và khích lệ tinh thần cho bệnh nhân để giúp họ giảm bớt sự mệt mỏi và có động lực chiến đấu với bệnh tật.
  • Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như mệt mỏi và chán ăn. Gia đình nên chú ý đa dạng thực đơn hàng ngày, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, và chia nhỏ bữa ăn để bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn.
  • Hóa trị có thể ảnh hưởng đến bạch cầu, vì vậy bệnh nhân cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và duy trì môi trường thông thoáng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm trùng.

Thực dưỡng Nutri Fucoidan

Thực dưỡng Nutri Fucoidan

Ngoài ra, để phương pháp hóa trị được hiệu quả, các bệnh nhân ung thư có thể sử dụng thêm sản phẩm thực dưỡng Nutri Fucoidan do Công ty Cổ Phần THT Pharma nghiên cứu và cung cấp.

Thành phần của thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan bao gồm: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu, Beta-glucan, gạo lứt huyết rồng nảy mầm, các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, mè đen, hạt kê, đậu Hà Lan… Sản phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc:

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, từ đó nâng cao sức đề kháng
  • Ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư
  • Gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như kích hoạt quá trình tự chết của các tế bào này
  • Ngăn ngừa sự hình thành các mạch máu mới, chặn nguồn dinh dưỡng của các tế bào ung thư cũng như hạn chế để các tế bào xấu này không di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch để người bệnh có thể chống lại bệnh tật, không bị suy kiệt về sức khỏe
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tim mạch
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.


 

Bài viết liên quan

scrolltop