Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Có lẽ đây là thắc mắc của khá nhiều người: sau khi khỏe lại, bạn cảm thấy cơ thể đã hồi phục, vậy có cần tăng đề kháng nữa không?
• Thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE 2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông.
• Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng "cơn bão cytokine" gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.
• Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: Mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).
Không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, hậu COVID -19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị " hậu COVID-19" với biểu hiện chức năng ở nhiều cơ quan:
+ Nhóm triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần; Đau cơ hay đau khớp; Thay đổi giọng nói và Sốt.
+ Nhóm triệu chứng cơ quan hô hấp, tim mạch: Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi; Ho kéo dài; Đau ngực.
+ Nhóm triệu chứng tâm thần kinh và nội tiết: Đau đầu, chóng mặt; suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng và rối loạn giấc ngủ; Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác; Trầm cảm hoặc lo âu; chu kỳ kinh nguyệt…
+ Triệu chứng tiêu hóa: đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng đại tràng.
Xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp: tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi;
Phát hiện thấy bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não sẽ phát hiện tổn thương vi mô vùng hải mã, thùy đảo, thùy khứu giác, chất trắng (phát hiện thấy 55% có tổn thương) ở những ca bệnh có biểu hiện lâm sàng thần kinh.
Dĩ nhiên, câu trả lời sẽ là: chúng ta luôn cần tăng đề kháng mỗi ngày!
Bởi có khả năng cao, cơ thể bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với nhiều tác nhân gây hại từ môi trường ngoài, và các lá chắn miễn dịch cũng cần hoạt động liên tục để bảo vệ bạn.
Vì vậy, để hệ miễn dịch đạt hiệu quả tối ưu, cần chú ý hơn vào chế độ ăn uống của bạn nhé. Hãy tăng bổ sung các loại trái cây, rau củ quả với đa dạng sắc màu trong mỗi bữa ăn. Đó là nguồn thực phẩm rất giàu các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật để hỗ trợ bạn tăng cường đề kháng!
Các loại trái cây rau củ từ 5 sắc màu sẽ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất giàu kháng thể tự nhiên – chính là Phytonutrients, hay còn được gọi là dưỡng chất thực vật. Tương tự với cơ chế của dưỡng chất thực vật khi bảo vệ cây cối vượt qua những khắc nghiệt trong môi trường tự nhiên, dưỡng chất thực vật cũng có khả năng bảo vệ bạn trước những tác nhân gây hại, nhờ chứa những chất chống oxy hóa để hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch.
Dưỡng chất dồi dào từ bảng thành phần toàn diện trong Nutri Fucoidan
Bạn có biết, dưỡng chất thực vật khi kết hợp cùng với đa vitamin & đa khoáng chất, còn giúp cơ thể tăng khả năng đề kháng. Bạn có thể chủ động bổ sung các dưỡng chất này thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Nutrilite chứa chiết xuất từ thiên nhiên nhé!
Ngoài ra, đừng quên xây dựng cho mình 1 lối sống lành mạnh: Năng vận động, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc. Vì đây cũng là 1 trong những cách giúp kích thích hệ miễn dịch thực hiện tốt vai trò của nó!