Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

 Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi là vấn đề quan trọng, cần phải được người nhà và bệnh nhân quan tâm. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và phù hợp sẽ giúp các bệnh nhân có thể duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm khuẩn và hạn chế các tác dụng phụ của phương pháp hóa, xạ trị. Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi 

Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Khi biết mình mắc ung thư, hầu hết bệnh nhân thường trải qua sự buồn phiền và suy sụp tinh thần, dẫn đến tình trạng chán ăn. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ phải trải qua các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tất cả những phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân có sức khỏe tốt để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi hiệu quả hơn trong suốt quá trình điều trị.

Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Liệu pháp dinh dưỡng nên được triển khai ngay khi phát hiện bệnh và duy trì trong suốt quá trình điều trị. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng thực phẩm hay chất bổ sung cụ thể có thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa ung thư phổi. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống giàu rau củ, trái cây, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi sức khỏe tốt hơn, bệnh nhân sẽ có khả năng đáp ứng điều trị tốt hơn, từ đó gia tăng hiệu quả chống lại bệnh ung thư.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi cần được xây dựng riêng biệt cho từng người, dựa trên các yếu tố như mức độ xâm lấn của khối u, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, tiên lượng và các bệnh lý kèm theo. Mục tiêu chính của liệu pháp dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư là duy trì thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Liệu pháp dinh dưỡng được triển khai theo các bước sau:

  • Sàng lọc và đánh giá nguy cơ dinh dưỡng: Sử dụng công cụ NRS 2002 (Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng) của Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và Chuyển hóa châu Âu, áp dụng trong bệnh viện. Quy trình đánh giá được thực hiện hàng tuần hoặc mỗi 1-3 tháng, dựa trên các tiêu chí như sụt cân, thói quen ăn uống thực tế, chỉ số khối cơ thể (BMI), và các bệnh lý mạn tính kèm theo.
  • Kiểm tra dinh dưỡng: Thực hiện sau quá trình sàng lọc, cung cấp thông tin về quá trình chuyển hóa, nhu cầu dinh dưỡng và chức năng của các cơ quan.
  • Đánh giá cân bằng năng lượng và dinh dưỡng: Bao gồm đánh giá nhu cầu năng lượng và lượng dinh dưỡng thực tế mà bệnh nhân hấp thụ.
  • Thăm khám lâm sàng: Thu thập thông tin về tình trạng bệnh và các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc ngộ độc.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá nồng độ protein, albumin, đường máu, điện giải và chức năng gan.
  • Tính toán nhu cầu năng lượng: Dựa trên thể trạng, giai đoạn bệnh và tình trạng tâm lý của bệnh nhân. Nhu cầu dinh dưỡng được điều chỉnh theo khối lượng cơ thể và mức độ căng thẳng chuyển hóa. Với bệnh nhân có thể trạng tốt và căng thẳng nhẹ, nhu cầu protein thường là 0,8-1g/kg. Đối với bệnh nhân suy kiệt nhẹ hoặc căng thẳng trung bình, nhu cầu này tăng lên 1,5-2g/kg.
  • Lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi bao gồm: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các loại thực phẩm và thực hiện các biện pháp bổ sung cần thiết. Kế hoạch này cần linh hoạt, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại mỗi thời điểm cụ thể.

Đối với bệnh nhân ung thư, việc theo dõi cân nặng và chế độ ăn uống rất quan trọng. Người thân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu và dinh dưỡng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng tốt, họ có thể duy trì sức khỏe, giữ cân nặng ổn định, tăng cường sức đề kháng để chống nhiễm khuẩn, giảm tác dụng phụ và phục hồi nhanh chóng sau quá trình điều trị ung thư.

Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì?

Dưới đây là một số các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc ung thư phổi:

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Bệnh nhân ung thư phổi nên sử dụng sữa

Bệnh nhân ung thư phổi nên sử dụng sữa

Ung thư phổi nên ăn gì? Sữa và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa thường mềm và có mùi vị thơm ngon, dễ chịu, có lợi cho hệ tiêu hóa và kích thích vị giác. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa cũng rất cao, gồm các chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, vitamin B2, nioxin, phốt pho… có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe một cách nhanh chóng. Chính vì vậy các bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung các loại thực phẩm này.

Trái cây và rau quả

Người thân nên bổ sung các loại trái cây và rau củ quả trong chế độ ăn của bệnh nhân mắc ung thư phổi. Bởi lẽ trong các nguồn thực phẩm này thường có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, cung cấp vitamin cùng các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể bệnh nhân. Bên cạnh đó, trái cây và rau xanh còn có chứa nhiều carbohydrate có tác dụng sản sinh năng lượng chính cho cơ thể người bệnh.

Các loại rau cải

Nên ăn các loại rau cải

Nên ăn các loại rau cải

Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì? Trong khẩu phần ăn của người bệnh nên bổ sung thêm các nhóm chất gồm vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết trong rau xanh. Các loại rau cải dành cho bệnh nhân ung thư phổi như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải tí hon… đều có chứa sulforaphane là một hợp chất giàu lưu huỳnh. Đây là một trong những chất chống ung thư mạnh nhất được tìm thấy trong loại thực phẩm này.

Trái cây có màu cam

Những loại trái cây có màu sắc nói chung, đặc biệt là màu cam thường có chứa nhiều sắc tố thực vật carotenoid tự nhiên (là nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể). Carotenoid giúp hỗ trợ cơ thể tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa những tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác. Một số loại trái cây có màu cam mà bệnh nhân ung thư phổi nên ăn như cam, quýt, đu đủ, ớt chuông đỏ, cà rốt…

Ngũ cốc nguyên hạt

Bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì? Tinh bột có trong ngũ cốc như gạo, lúa mì, bột yến mạch, khoai, sắn dây… đều rất tốt cho các bệnh nhân ung thư phổi. Các loại thực phẩm này giúp trung hòa dịch acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản. Bên cạnh đó đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và carbohydrate có tác dụng kích thích bộ não sản sinh Serotonin  là loại hormone giúp cơ thể giảm cảm giác lo âu, chán ăn…

Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan

Thực dưỡng Nutri Fucoidan

Thực dưỡng Nutri Fucoidan

Ngoài ra bệnh nhân ung thư phổi có thể bổ sung thêm sản phẩm thực dưỡng Nutri Fucoidan do công ty Cổ Phần THT Pharma cung cấp. Sản phẩm này có nhiều thành phần từ tự nhiên như Fucoidan, Beta-glucan, các loại ngũ cốc giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, có khả năng tác động mạnh mẽ và đáp ứng các nhu cầu của bệnh nhân ung thư.

Đặc biệt 2 thành phần gồm Fucoidan và Beta-glucan có vai trò hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân trong trị liệu ung thư, giúp làm tăng cường hệ miễn dịch cho tế bào. Với sự kết hợp hoàn hảo của Fucoidan và Beta-glucan cùng các loại ngũ cốc giúp tạo nên tác dụng kháng khối u ung thư hiệu quả hơn, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nutri Fucoidan có tác dụng:

  • Tác động vào tất cả các giai đoạn hình thành u bướu: Chống viêm, chống oxy hóa, làm tăng năng lượng các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng quá trình thông tin liên lạc và chết theo chương trình của tế bào, chống tăng sinh, dị sản và loạn sản tế bào. Từ đó có vai trò hỗ trợ tiêu diệt các tế bào và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho các bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng do hóa trị, xạ trị, từ đó giúp tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư, giảm nguy cơ tái phát của căn bệnh ung thư.
  • Chống tái cấu trúc lưới ngoại bào, có tác dụng phá vỡ lớp vỏ xơ hóa polymer bao quanh tế bào ung thư buồng trứng để hệ miễn dịch có thể tìm được đường tấn công vào các tế bào lạ một cách chính xác, từ đó ngăn chặn sự phát triển của các khối u và giảm đau cho bệnh nhân.
  • Có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống độc giúp giảm tác dụng phụ và tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư.

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.

Ung thư phổi kiêng ăn gì?

Bệnh nhân ung thư phổi không nên hút thuốc lá

Bệnh nhân ung thư phổi không nên hút thuốc lá

Bên cạnh vấn đề ung thư phổi nên ăn gì thì bạn cũng cần nắm được các loại thực phẩm gây hại cho bệnh nhân như: 

  • Các loại đồ ăn quá cứng, quá khô, khó nhai, khó nuốt và khó tiêu hóa
  • Các loại thực phẩm quá lạnh, quá nóng và nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng các món chiên rán với nhiệt độ quá cao
  • Nên tránh sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
  • Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng hoặc các loại thức ăn có nhiều gia vị.
  • Nên hạn chế các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh ngọt tráng miệng, nước trái cây có đường, kẹo…

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bệnh nhân ung thư phổi có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý nhất.

 

Bài viết liên quan

scrolltop