Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS Trần Nhật Tiến - Trưởng Khoa BV Ung Bướu Hà Nội
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị của các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Các nghiên cứu đã chỉ ra chế độ dinh dưỡng góp phần giúp tăng hiệu quả điều trị, giúp tiên lượng của bệnh nhân trở nên tốt hơn. Vậy ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Tình trạng suy dinh dưỡng thường xảy ra ở bệnh nhân ung thư do lượng ăn bị giảm sút hoặc quá trình đồng hóa dinh dưỡng gặp khó khăn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chính căn bệnh ung thư, phương pháp điều trị, hoặc việc bệnh nhân ăn kiêng quá mức. Suy dinh dưỡng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng có tới 10 - 20% trường hợp tử vong ở bệnh nhân ung thư có liên quan đến suy dinh dưỡng, chứ không chỉ do căn bệnh ung thư. Suy dinh dưỡng còn có thể dẫn đến tình trạng suy mòn, một trong những biểu hiện nghiêm trọng nhất của bệnh ung thư. Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa Châu Âu định nghĩa suy mòn do ung thư là một hội chứng đa yếu tố, gây suy giảm chức năng tiến triển, đặc trưng bởi mất khối cơ xương, có thể kèm theo mất khối lượng mỡ. Tình trạng này khiến cơ thể không thể hồi phục hoàn toàn dù có hỗ trợ dinh dưỡng thông thường.
Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư, bao gồm cả bệnh nhân ung thư tuyến giáp, và cần được quan tâm ngay từ thời điểm chẩn đoán. Can thiệp dinh dưỡng bao gồm sàng lọc, đánh giá và điều trị, giúp xác định mục tiêu, ngăn ngừa và điều trị suy dinh dưỡng liên quan đến ung thư. Khi cần thiết, có thể sử dụng bổ sung dinh dưỡng qua đường uống, qua ruột hoặc đường tĩnh mạch.
Những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp nên bổ sung một số các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như các loại thực phẩm giàu I-ốt, rau có màu xanh đậm, các loại hạt và hoa quả mọng nước, hải sản, các loại vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, Omega 3…
Thực phẩm giàu I-ốt
I-ốt có tác dụng giúp tổng hợp các hormon tại tuyến giáp. Vậy nên việc sử dụng các loại thực phẩm giàu I-ốt sẽ giúp cho tuyến giáp hoạt động một cách ổn định, giảm thiểu sự hình thành và phát triển của các khối u, tránh nguy cơ mắc hoặc tái phát căn bệnh ung thư tuyến giáp.
I-ốt thường có trong các loại thực phẩm như rong biển, các loại muối ăn có chứa i-ốt, cá biển, trứng gà, rau cần, cải thảo…
Tuy nhiên khi sử dụng các loại thực phẩm có chứa I-ốt, bệnh nhân cần lưu ý:
Bổ sung các loại rau có màu xanh đậm
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm vì nó có chứa hàm lượng magie và khoáng chất cao, rất giàu vitamin C và chất xơ.
Các loại rau có màu xanh đậm mà các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên bổ sung là rau mồng tơi, rau muống, rau bina, súp lơ…
Nên bổ sung các loại hoa quả mọng
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, hạt óc chó, hạt điều… giúp cung cấp magie là chất dinh dưỡng rất tốt cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, các loại hạt này còn có chứa protein thực vật, đồng, kẽm, vitamin B và vitamin E có tác dụng giúp tuyến giáp hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các loại quả mọng, liền khối như cà chua, chuối, táo, nho, cam, việt quất… cũng có chứa hàm lượng chất oxy hóa cao, giúp hỗ trợ chức năng của tuyến giáp, chống lại các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Hàm lượng vitamin, protein và khoáng chất có trong các loại quả này có tác dụng tăng cường dưỡng chất cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên bổ sung các loại hải sản như tôm, cua, cá… Vì chúng rất giàu I-ốt, canxi, kẽm, selen, omega 3 và vitamin B có tác dụng cung cấp năng lượng, đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của cơ thể, từ đó duy trì hoạt động của tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E là những chất oxy hóa có tác dụng loại bỏ những tác nhân gây tổn thương cho tuyến giáp. Đặc biệt vitamin B có tác dụng giúp bổ sung chất dinh dưỡng giúp tuyến giáp trở nên khỏe mạnh hơn.
Vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E có rất nhiều trong thịt lợn, thịt gà, rau lá xanh, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, ớt chuông, bơ….
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 cũng rất tốt cho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp vì nó có khả năng chống viêm và điều chỉnh hệ miễn dịch, giúp cho tuyến giáp hoạt động ổn định và tốt hơn. Để bổ sung hàm lượng omega 3 cho cơ thể, bạn nên ăn các loại thực phẩm như dầu cá, cá hồi, cá mòi, cá trích, thịt bò, tôm….
Thực dưỡng Nutri Fucoidan
Hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với các bệnh nhân ung thư tuyến giáp, công ty Cổ phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Sản phẩm có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư. Thành phần Fucoidan có trong Nutri Fucoidan có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Ngoài ra sản phẩm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng gồm đạm thực vật, các loại vitamin, chất xơ, các yếu tố vi lượng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, loãng xương, giảm hàm lượng cholesterol trong máu…. Khách hàng có thể liên hệ hotline 0866.205.833 để được hỗ trợ chi tiết.
Bên cạnh vấn đề ung thư tuyến giáp nên ăn gì thì bạn cũng cần nắm được những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên tránh.
Nên kiêng đậu nành, đậu phụ
Đậu phụ, đậu nành, tào phớ, sữa đậu… có chứa chất Isoflavone có thể gây cản trở khả năng hấp thụ I-ốt và tạo hormon của tuyến giáp. Ngoài ra hợp chất goitrogen có trong những loại thực phẩm này cũng có thể gây nên căn bệnh bướu cổ, làm gián đoạn hoạt động của tuyến giáp. Chính vì vậy những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp không nên ăn các loại thực phẩm này.
Tuy nhiên các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso, tempeh…lại rất tốt cho tuyến giaps và cơ thể.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa calo rỗng, đậu tương, chất phụ gia và chất bảo quản, đặc biệt không tốt cho cơ thể và tuyến giáp. Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm này, các chất độc hại sẽ tích tụ lại và gây độc cho cơ thể.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn khá cao, khi dung nạp vào cơ thể sẽ làm cho quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp bị giảm xuống. Thậm chí chúng có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả của các loại thuốc điều trị suy giáp.
Nên kiêng các loại rau họ cải
Các loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải… đều có chứa nhiều Isothiocyanates gây cản trở hoạt động của tuyến giáp. Chính vì vậy những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn các loại rau này.
Gluten gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, tạo nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu, đau bụng thậm chí mệt mỏi, khó chịu cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, gluten còn gây ra phản ứng miễn dịch tự động, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị, tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy giáp hoặc cường giáp.
Các loại nội tạng như tim, gan, thận, lòng… có chứa nhiều acid lipoic có thể phá hủy hoạt động của tuyến giáp. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị căn bệnh ung thư tuyến giáp.
Trên đây là một số chia sẻ của Nutri Fucoidan về vấn đề ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể xây dựng cho mình hoặc người thân mắc ung thư tuyến giáp chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.