Hãy để lại số điện thoại để nhận tư vấn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải
Mắc bệnh ung thư vòm họng đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ phải trải qua nhiều phương pháp điều trị như xạ trị hay hóa trị. Bởi những tác động không nhỏ của quá trình điều trị nên việc chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng sao cho hợp lý, khoa học đặc biệt là chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Vậy bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Nutri Fucoidan tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Lựa chọn các loại thực phẩm khoa học, hợp lý có thể giúp kích thích vị giác, từ đó người bệnh ăn ngon miệng hơn, tăng cảm giác thèm ăn, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư vòm họng nên bổ sung:
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên uống nước ép từ rau củ quả để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Sau khi xạ trị và hóa trị, vòm họng của bệnh nhân thường sẽ bị tổn thương, sức khỏe suy yếu nên việc sử dụng các loại rau, nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp các vết thương hay vết loét mau lành, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thêm nữa, khi vòm họng bị tổn thương, các loại rau hay nước ép hoa quả là sự lựa chọn phù hợp bởi bệnh nhân sẽ không phải hoạt động cơ hàm nhiều và cũng dễ nuốt hơn, dễ dàng cho việc tiêu hóa nhanh thức ăn. Tuy nhiên người thân cũng cần lưu ý lựa chọn các loại rau, hoa quả xay ép cần được đảm bảo độ sạch, nguồn gốc rõ ràng và không có chứa chất bảo quản hay thuốc trừ sâu.
Các loại nước ép hay rau xanh người bệnh nên bổ sung như đu đủ, dưa hấu, lê, các loại rau súp lơ xanh, rau ngót…
Chất đạm và protein là nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thì việc bổ sung 2 dưỡng chất này là điều cần thiết, góp phần chữa lành vết thương một cách nhanh chóng, chống được phần nào nhiễm trùng trong và sau khi điều trị.
Các loại thực phẩm giàu chất đạm và protein mà bệnh nhân có thể bổ sung như cua, tôm, hải sản, cá, thịt gà, trứng… Với từng giai đoạn cụ thể, người thân có thể chế biến các món ăn phù hợp với thể trạng của bệnh nhân như súp, cháo hoặc các món hầm để người bệnh dễ ăn hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp carbohydrate và chất xơ lành mạnh rất tốt giúp duy trì năng lượng cho cơ thể người bệnh. Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giảm các triệu chứng của căn bệnh ung thư vòm họng.
Vậy nên bệnh nhân mắc ung thư vòm họng nên bổ sung các loại ngũ cốc như lúa mạch, gạo, ngô, mè đen, củ dền… Bởi lẽ các loại hạt sẽ giúp cung cấp các loại vitamin nhóm B, carbohydrate giúp kích thích não bộ sản sinh ra Serotonin - 1 loại hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, buồn nôn, lo âu, đau đớn cho bệnh nhân. Đồng thời nó còn giúp cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể để bệnh nhân có đủ sức khỏe để điều trị bệnh lâu dài.
Thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan
Khi bước vào quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư vòm họng thường cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống. Hiểu được điều này, Công ty Cổ phần THT Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thực dưỡng miễn dịch Nutri Fucoidan. Sản phẩm được làm từ các loại ngũ cốc, gạo lứt huyết rồng nảy mầm cùng Beta-glucan và Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku tại Nhật Bản.
Sản phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm đạm thực vật; các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B3; vitamin E, vitamin D; chất xơ và các yếu tố vi lượng như Fe, Canxi, K, Mg, Mn… Từ đó bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ, tăng sức đề kháng.
Ngoài ra sản phẩm có tác dụng vượt trội trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả:
Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0866.205.833 để được tư vấn chi tiết.
Bên cạnh vấn đề ung thư vòm họng nên ăn gì, người thân và bệnh nhân cũng cần lưu ý tránh một số các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe người bệnh như:
Các loại đồ uống có ga có thể làm tình trạng niêm mạc họng của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng hơn
Rượu bia và các loại nước ngọt có nhiều ga hoặc bất kỳ loại đồ uống nào có chứa chất kích thích đều là những nhóm đồ uống người bệnh ung thư vòm họng nên tránh. Đây là những loại thực phẩm không tốt, có thể làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn, đồng thời cũng làm cản trở tác dụng của các phương pháp điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, việc xạ trị ung thư vòm họng có thể khiến cho bệnh nhân có cảm giác bị đau nhức vùng miệng. Thời điểm này, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh, nước cam.
Để đảm bảo vùng miệng họng của bệnh nhân không bị tổn thương nghiêm trọng hơn, trong quá trình chế biến cần tránh các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt…
Bệnh nhân ung thư vòm họng chỉ nên bổ sung khoảng 500g thịt đỏ mỗi tuần
Bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ vì chúng có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, đặc biệt với những bệnh nhân có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u vòm họng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người khỏe mạnh chỉ nên ăn không quá 500g thịt đỏ mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Thuốc lá chính là 1 trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Nó gây tác động xấu lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, các chất độc trong khói thuốc không chỉ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn mà còn làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Các loại đồ ăn quá mặn có thể khiến các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng trở nên nghiêm trọng hơn
Không ít bệnh nhân ung thư vòm họng có các bệnh lý khác đi kèm liên quan tới huyết áp, tim mạch… Việc ăn các loại thức ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, ảnh hưởng xấu tới thận, loãng xương sớm mà còn gia tăng tình trạng cao huyết áp, nguy cơ đột quỵ cao, thậm chí có thể khiến cho bệnh nhân tử vong.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao có thể làm tăng chỉ số nồng độ insulin và thúc đẩy quá trình di căn ung thư phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Trên đây là một số chia sẻ của Nutri Fucoidan về vấn đề bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hy vọng qua những thông tin trên đây, người thân có thể xây dựng được chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng.